Nhãn hiệu là thuật ngữ dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của những tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu rất đa dạng, với dấu hiệu nhận biết không chỉ dưới dạng chữ cái mà cả hình vẽ, kí tự hay màu sắc. Có thể thấy đối với sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu rất quan trọng. Và với khoa học kĩ thật phát triển như hiện nay, không khó để bắt gặp những nhãn hiệu bị đạo nhái, giả mạo giống đến 80 – 90% nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ thật. Đó chắc chắn là hành vi phạm pháp, hành vi vi phạm pháp luật, vậy nên pháp luật Việt Nam chắc chắn sẽ có những chế tài hình thức xử lý thích đáng với những tổ chức cá nhân có hành vi này. Vậy kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?
LSX sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Nhãn hiệu là gì?
– Nhãn hiệu là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,… Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2015 quy định về nhãn hiệu như sau:
“ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
– Dấu hiệu có khả năng đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Đặt ra hai tiêu chí chính như sau:
- Nhãn hiệu phải độc đáo và có khả năng phân biệt các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác.
- Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm, dịch vụ có thể gây nhầm lẫn hoặc vi phạm tiêu chuẩn đạo đức xã hộị
Giả mạo nhãn hiệu là gì?
– Tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định:
“1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”
Hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định như thế nào?
Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.
Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?
Theo đó hàng hóa giả mạo là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng lặp hoặc khó phân biệt với các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Hay nói cách khác, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Trường hợp mua bán hàng hóa giả mạo cũng bị nghiêm cấm tuyệt đối, nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, dưới những hình thức sau:
Xử lý dân sự
Chủ sở hữu nhãn hiệu, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền tịch thu và tiêu hủy toàn bộ các hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Đồng thời họ có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại về các hành vi vi phạm mà các đối tượng thực hiện hành vi giả mạo gây ra
Xử lý hành chính
Các hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như trên thì sẽ bị xử lý như sau: (Điều 11 Nghị định Nghị định 98/2020/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng. – Còn Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như trên thì sẽ bị xử lý như sau: (Điều 12 Nghị định Nghị định 98/2020/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Và bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng
Xử lý hình sự
Ngoài việc bị xử phạt về mặt hành chính, dân sự, cá nhân hoặc tổ chức nào giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: (Điều 192 Bộ luật hình sự 2015)
– Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự 2015 quy định có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
+Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
- Làm chết 02 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: (Điều 226 Bộ luật hình sự 2015)
– Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội 02 lần trở lên, thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên, Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hàng hóa giả mạo về SHTT và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT khác nhau ở điểm nào?
Trước khi Luật SHTT được ban hành, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và hàng hóa giả mạo về SHTT chưa được quy định một cách cụ thể trong hệ thống văn bản pháp luật về SHTT của Việt Nam.
Về phạm vi đối tượng
Sự khác nhau về đối tượng giữa hai loại hàng hóa nói trên là:
Đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT hẹp hơn rất nhiều so với đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, bao gồm các đối tượng đó là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan.
Trong khi đó, đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT rất rộng, tất cả các đối tượng SHTT đều có thể trở thành đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Ngoài ra, với những quy định về đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, chúng ta nhận thấy:
Tất cả các đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT đều có thể trở thành đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nhưng không phải đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nào cũng có thể trở thành đối tượng của hàng hóa giả mạo về SHTT.
Về tính chất và mức độ xâm phạm
Mặc dù, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT và hàng hóa giả mạo về SHTT đều là những sản phẩm của hành vi xâm phạm quyền SHTT, tuy nhiên xét về tính chất và mức độ xâm phạm, thì chủ thể có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán… loại hàng hóa giả mạo về SHTT thường là nguy hiểm và nghiêm trọng hơn so với chủ thể có hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán… hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.
Điều này được thể hiện qua các phương diện sau đây:
- Mức độ lỗi của chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm
- Mức độ gây thiệt hại
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị pháp luật xử lý như thế nào?
- Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì?
- Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trong Khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” bao gồm những loại hàng sau đây:
“Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng; dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa; hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành; mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
– Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ
– Thứ hai, hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.