Cưỡng chế là một trong những biện pháp được cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng thường xuyên sử dụng nhằm mục đích giúp cho quá trình điều tra vụ án trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan tố tụng hoặc cơ quan điều tra sẽ sử dụng một hay nhiều biện pháp khác nhau. Vậy những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự hiện nay gồm những gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, LSX mời bạn tham khảo bài viết sau.
Biện pháp cưỡng chế là gì?
Biện pháp cưỡng chế là một trong những biện pháp được phía cơ quan điều tra sử dụng đối với các bị can, bị cáo trong quá trình truy tố nếu cảm thấy nếu không thực hiện biện pháp trên thì việc điều tra sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên hiện nay phía cơ quan có thẩm quyền đang hạn chế việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế vì nó sẽ làm hạn chế tính dân chủ trong điều ra và làm cho kết quả điều tra mang tính chất mốm cung.
Mục đích của biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
Mục đích của biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự hiện nay phần lớn được sử dụng trong việc tiền khởi tố, điều tra, truy tố vụ án có tính chất phức tạp nhằm giúp cho quá trình điều tra án được nhanh chóng và thuận lợi. Các vụ án được áp dụng biện pháp cưỡng chế thường là các vụ án về tham nhũng, nhận hối lộ, ma túy, khủng bố, lừa đảo chiếm đoạt tài sãn, cưỡng đoạt tài sản.
Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về các biện pháp cưỡng chế như sau:
“Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.”
Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự hiện nay
Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự hiện nay gồm có áp giải, dẫn giả, kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản. Trong các biện pháp cưỡng chế trên thì biện pháp áp giải, dẫn giải và kê biên tài sản là một trong những biện pháp được áp dụng nhiều nhất còn biện pháp phong tỏa tài khoản thường rất ít được áp dụng cho tính chất để áp dụng phong tỏa tài khoản ngang tẩu tán ra nước ngoài rất thấp.
- Áp giải, dẫn giải;
- Kê biên tài sản;
- Phong tỏa tài khoản;
Đặc điểm, tính chất của biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
Tùy thuộc vào việc phía cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế nào mà mỗi biện pháp cưỡng chế sẽ có các đặc điểm, tính chất của biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự khác nhau. Ví dụ như hình thức áp giải là đặc tính áp dụng cho các trường bắt người bị buộc tội theo hình thức khẩn còn dẫn giải tội phạm là hình thức bắt người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ pháp luật người này phạm tội.
Theo quy định tại Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải như sau:
“1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.”
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về kê biên tài sản như sau:
“1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.”
Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về phong tỏa tài khoản như sau:
“1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”
Bên cạnh các thông tin về Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, độc giả hãy tham khảo thêm các dịch vụ khác của chúng tôi như Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Thông tin liên hệ:
LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự hiện nay” hoặc các dịch vụ khác liên quan. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân chi tiết
- Chính sách miễn thuế cho hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
- Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể là khi nào?
Câu hỏi thường gặp
Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
a) Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
c) Người chứng kiến.
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
– Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
– Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.