Theo quy định hiện nay thì hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Tuy nhiên, cũng theo quy định thì việc tổ chức, cá nhân bị ngừng cấp hóa đơn điện tử hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy trường hợp nào thì bị ngừng cấp háo đơn điện tử? Luật Xư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Cơ sở pháp lý
-
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
-
Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành.
Nội dung tư vấn
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành.của Bộ Tài Chính thì hóa đơn điện tử được hiểu là tập hợp thông điệp dữ liệu về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Điều kiện của một hóa đơn điện tử hợp pháp
Một hóa đơn điện tử được coi là hợp pháp khi được sử dụng trong giao dịch điện tử khi đáp ứng những điều kiện sau:
-
Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi , lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử;
-
Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
3. Cá nhân, tổ chức sẽ bị ngừng cấp hóa đơn điện tử trong trường hợp nào?
Việc cấp mã hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã hóa đơn điện tử có thể bị cơ quan thuế sẽ ngừng cấp mã hóa đơn điện tử trong một số trường hợp.
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 119/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 01/11/2018) thì cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:
-
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
-
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
-
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
-
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
-
Trường hợp khác theo quy định của Bộ Tài chính.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!
Khuyến nghị
-
LSX là thương hiệu hàng đầu về luật sư tranh tụng tại Việt Nam
-
Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay