Người giúp việc có bị giới hạn thời gian lao động?

bởi Hoàng Hà

Người giúp việc là một hình thức lao động không quá phổ biến ở Việt Nam. Đa phần công việc này xuất hiện ở các gia đình giới thượng lưu do cuộc sống bận rộn, nhà cao cửa rộng, cần người giúp việc để vệ sinh cũng như bảo quản, trông coi tài sản. Vì tính chất công việc mà người giúp việc có thể trở thành một cá nhân giúp việc không thể thiếu và gắn bó với ngôi nhà. Vậy thời gian làm việc của người giúp việc có bị giới hạn hay không?

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định số 27/2014/NĐ-CP

  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:
1. Pháp luật quy định về người giúp việc? Thế nào là giới hạn thời gian lao động?

Người giúp việc là những cá nhân có nhu cầu và được các gia đình thuê lại để thực hiện các công việc có liên quan đến sinh hoạt tại gia.
Theo phương diện pháp luật, cụ thể tại Điều 179 Bộ luật lao động 2012 có đưa ra định nghĩa, người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình, bao gồm các công việc như nội trợ; quản gia; chăm sóc người già, trẻ em hoặc người bệnh; lái xe; làm vườn hoặc các công việc khác nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại của gia đình.   

Điều 179. Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

Như vậy, hiểu đơn giản thì giới hạn thời gian lao động là việc lao động của một cá nhân, tổ chức có thời điểm bắt đầu và kết thúc được xác định bằng một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ:
Tùy điều kiện cũng như tính chất công việc, tại thành phố Hồ Chí Minh hay thủ đô Hà Nội, giới hạn thời gian làm việc hành chính tối đa là 8 tiếng/ngày trong các cơ quan nhà nước:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h30.
  • Buổi chiều: 13h00 – 17h00.

2. Người giúp việc có bị giới hạn thời gian lao động không?

Theo cơ chế khoa học về sinh học cơ thể con người thì mỗi cá thể phải có ít nhất là 8 giờ mỗi ngày dành cho việc nghỉ ngơi. Về cơ bản, tất cả các lao động nói chung và người giúp việc đều được giới hạn thời gian lao động. Đối với người giúp việc thì nó được thể hiện rõ tại các Điều 21, 22 và 23 nghị định số 27/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Quy định chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động:

  • Hai bên trực tiếp thỏa thuận về thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho linh hoạt và hợp lí.
  • Người giúp việc được nghỉ ít nhất là 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.
  • Đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi thì không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
  • Đối với lao động dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Điều 21. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động

1. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi do hai bên thỏa thuận nhưng người lao động phải được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục trong 24 giờ liên tục.

2. Thời giờ làm việc đối với lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động.

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần, năm; nghỉ lễ; nghỉ Tết của người giúp việc, cụ thể:

  • Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
  • Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. 
  • Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. 
  • Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  • Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, Tết. 
  • Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.
  • Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. 

Điều 22. Nghỉ hằng tuần

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp không thể bố trí được thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận.

Điều 23. Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương. Thời điểm nghỉ do hai bên thỏa thuận. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
2. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật Lao động.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương cho những ngày nghỉ.

3. Mức xử phạt nếu ép người lao động làm việc quá giờ quy định

Căn cứ Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về mức xử phạt người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, cụ thể:

  • Phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định.
  • Phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết.
  • Phạt tiền lên đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định, huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp luật định.
  • Phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
  • Ngoài ra có các hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm.

Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan về giới hạn thời gian lao động đối với người giúp việc.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị 

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm