Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg. Chỉ thị quy định về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Hiện nay, các tỉnh thành có diễn biến dịch phúc tạp vẫn đang tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Với nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình; thôn buôn cách ly với thôn buôn; xã cách ly với xã; huyện cách ly với huyện; tỉnh cách ly với tỉnh và chỉ ra đường trong trường hợp phục vụ nhu cầu thiết yếu.”
Liên quan tới những quy định của Chỉ thị 16, chúng tôi nhận được rất nhiều những thắc măc về các trường hợp ra đường không trái với quy định. Cụ thể, bạn Đoàn Mạnh H có câu hỏi như sau: “Hiện tại thành phố em sinh sống đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Em muốn hỏi rằng liệu đi khám nha khoa có phải là nhu cầu thiết yếu hay không? Mong được Luật sư X giải đáp, em cảm ơn.”
Căn cứ pháp luật
Các trường hợp thiết yếu được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16
Để giải đáp thắc mắc của bạn H về việc khám nha khoa có được cho phép hay không; thì trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16:
1. Mua nhu yếu phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
2. Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa:
+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…)
+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ….
Như vậy, Chỉ thị số 16 mang tính chất diễn giải cách hiểu về những hoạt động được coi là thiết yếu. Tùy vào hoàn cảnh, điều kiện sống cụ thể mà mỗi người tự xác định xem hoạt động nào được coi là thiết yếu, hoạt động nào không phải thiết yếu để ứng xử cho phù hợp.
Đi khám nha khoa có phải là nhu cầu thiết yếu không?
Mặc dù Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ không quy định cụ thể về việc người dân được đi khám nha khoa nhưng có quy định cho phép người dân được đi khám chữa bệnh. Vì vậy, người dân đi ra ngoài để khám bệnh hay đi khám nha khoa là lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, nếu người dân vịn vào các lý do trên để ra đường không đúng quy định hoặc trường hợp không thật sự cần thiết, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh hoặc không tuân thủ quy định phong tỏa, hay khai báo y tế gian dối… thì sẽ đều bị xử lý nghiêm theo quy định.
Ngoài ra, một người sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP với mức phạt có thể đến 3.000.000 đồng; nếu như người đó vi phạm những quy định và không đảm bảo an toàn về giãn cách xã hội, không đảm bảo nguyên tắc hạn chế tối đa số người được phép ra đường và có thể ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch bệnh.
Lưu ý gì khi đi khám nha khoa trong thời gian giãn cách xã hội?
Với tình hình dịch đang diễn biến căng thẳng; hiện nay ở một số tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội, người dân có lý do chính đáng ra ngoài thì cũng cần phải chuẩn bị những giấy tờ chứng minh cần thiết.
Đối với trường hợp đi khám nha khoa, các giấy tờ chứng minh có thể đem theo được đề xuất như:
- Hồ sơ, tóm tắt bệnh án của những lần khám bệnh trước
- Giấy hẹn tái khám (có thể bằng tin nhắn SMS của các bệnh viện) hoặc chỉ định của bác sĩ điều trị
- Đơn thuốc có ghi ngày hẹn khám lại
- Giấy chỉ định, giới thiệu thực hiện cận lâm sàng
- Giấy giới thiệu, chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Giấy chỉ định nhập viện điều trị
- Giấy xác nhận của địa phương về tình trạng sức khỏe và cần đi khám chữa bệnh.
- Các loại giấy tờ tùy thân
Cuối cùng, tuy việc đi khám chữa bệnh được coi là một nhu cầu thiết yếu và là được phép theo Chỉ thị 16, tuy nhiên người dân cũng cần chấp hành tự giác, nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch.
Trên đây là phần trình bày của chúng tôi về câu hỏi đi khám nha khoa có phải là nhu cầu thiết yêu không?
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Đăng tin giả liên quan tới dịch bệnh covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào ?
- Hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế xử lý ra sao?
- Về quê chịu tang người thân có phải chịu cách ly theo Chỉ thị 16?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đi khám nha khoa có phải là nhu cầu thiết yếu không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết về các vụ việc khác; cũng như giải đáp thắc mắc về những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi bạn có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo quy định trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm.
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm.
c) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại mức 1.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối khi bạn thực hiện 1 trong các hành vi:
a) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
1. Nếu bạn cách ly từ 14 ngày làm việc trở xuống: tiền lương mà bạn được hưởng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
2. Nếu bạn cách ly trên 14 ngày làm việc: tiền lương mà bạn được hưởng do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên vẫn phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trong đó, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.