Hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế bị xử lý ra sao

Dịch bệnh Covid – 19 với tốc độ lây lan nhanh, biến thể của chủng virus ngày càng với; nguy cơ lây nhiêm từ đó cũng tăng cao. Đợt dịch gần đây nhất bắt đầu từ tháng 5/2021; nhiều tỉnh thành trong cả nước đã phải phong tỏa, thực hiện theo các chỉ thị để đảm bảo dịch bệnh không lây lan rộng rãi. Đặc biệt là các tỉnh miền Nam; với số ca nhiễm cao khiến không ít người dân cảm thấy hoang mang. Nhiều người tìm cách rời khỏi các thành phố, đến các tỉnh thành không có dịch để tránh dịch. Vậy việc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế có thể bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Bắt đầu từ đầu tháng 8; tại chốt kiểm dịch lập ra tại các cửa ngõ của Hải Phòng phát hiện tình trạng người trốn trong thùng xe container. Sau khi kiểm tra; phát hiện tất cả những người này đều không có giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid – 19. Bên cạnh đó; những người này đều là người từ các tỉnh đang phải thực hiện biện pháp phong tỏa để tránh dịch bệnh lan rộng. Từ đó cho thấy dấu hiệu của hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế. Có thể thấy hành vi này có sự thông đồng, lên kế hoạch của cả tài xé và người trốn cách ly. Giả sử trong trường hợp dịch bệnh lan rộng do hành vi này; những người này sẽ bị xử lý như thế nào?”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; hành vi trên có thể phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi: trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế?

Ngoài ra, hành vi trốn tránh áp dụng các biện pháp cách ly y tế còn có thể bị xử lý về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người“. Mức hình phạt cao nhất dành cho tội danh này là hình phạt tù lên đến 12 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết tình huống

Nhìn từ thực tế vụ việc có thể thấy; hiện tại Hải Phòng chưa điều tra được ca bệnh có liên quan đến những người này. Vậy nên những người này hiện có thể chỉ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, những người này đều đã được đưa đi cách ly tập trung trong vòng 14 ngày.

Nếu trong những ngày tiếp theo; Hải Phòng xuất hiện những ca bệnh được xác định có liên quan đến những người này; họ có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù giam với tội danh “tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Tuy nhiên, việc bị phạt chỉ là một phần nhỏ so với thiệt hại mà Nhà nước và nhân dân cả nước phải chịu. Mỗi lần dịch bệnh bùng phát, chi phí cho mỗi lần phong tỏa hay cách ly đều đang rất cao. Để giảm thiểu tình trạng trên; có lẽ Nhà nước cần một biện pháp mạnh tay hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế xử lý ra sao“. Nếu bạn có vấn đề pháp lý khó khăn cần trợ giúp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người tài xế trong trường hợp này có bị xử lý không?

Người tài xế trong trường hợp này có thể bị xử lý với “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” nếu trong trường hợp có ca bệnh liên quan đến những người này.

Nếu một người đưa động vật, thực vật qua chốt kiểm dịch; làm lây lan dịch bệnh cho người sẽ bị xử lý vì tội gì?

Nếu một người đưa động vật, thực vật qua chốt kiểm dịch; làm lây lan dịch bệnh cho người; người đó sẽ bị xử lý với tội danh “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” do đối tượng bị ảnh hưởng ở đây là con người. Trùng với hậu quả của “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Vận chuyển ma túy qua chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?

Vận chuyển ma túy qua chốt kiểm dịch có thể bị xử lý về “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy” hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm