Biên chế là gì theo quy định của pháp luật?

bởi VanAnh
Biên chế là gì theo quy định của pháp luật

Được tuyển dụng vào các vị trí trong cơ quan Nhà nước là mong ước của rất nhiều người. Mục tiêu phấn đấu là vào được biên chế, vì tính chất đảm bảo sự ổn định về vị trí việc làm của nó. Vậy biên chế là gì? Ai là người được vào biên chế? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu

Căn cứ pháp lý

 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung 2019

Luật viên chức 2010

Nghị định 143/2020/NĐ-CP

Nghị định 108/2014/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Biên chế là gì?

Có thể thấy cum từ Biên chế được sử dụng khá nhiều; cũng như xuất hiện khá nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức. Nhưng tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không hề có định nghĩa nào về cụm từ Biên chế

Tuy nhiên, dù không có định nghĩa cụ thể; nhưng khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định biên chế trong tinh giản biên chế được sử dụng tại Nghị định này được hiểu :

Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Từ quy định này có thể hiểu Biên chế là số người làm việc vị trí công việc phục vụ lâu dài; vô thời han trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước; được hưởng các chế độ về lương và phụ cấp do đơn vị quyết định; hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt dưới sự hướng dẫn của Nhà nước.

Đối tượng áp dụng biên chế là những ai?

Theo định nghĩa trên; các đối tượng hiện nay áp dụng biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Về cán bộ

Khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức quy định

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn; bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế; và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

Cán bộ là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua hình thức đó là bầu cử, hay phê chuẩn; hay qua hình thức bổ nhiệm để giữ một chức danh; chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước Việt Nam; hoặc tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cũng như cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Là đối tượng thuộc trong biên chế của Nhà nước; và hưởng lương từ quỹ lương của ngân sách Nhà nước.

Về công chức

Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của mình; và có trách nhiệm liên quan đến việc thi hành công vụ của cấp dưới quyền.

Về viên chức

Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể

Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;

Viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn sẽ được coi là biên chế. Theo đó, hiện nay, chỉ có ba trường hợp viên chức sau đây được hưởng biên chế:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 nếu đáp ứng điều kiện;
  • Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;
  • Người được tuyển dụng làm viên chức tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế?

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế – đưa ra khỏi biên chế.

Các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Trong đó, các đối tượng đang hưởng chế độ biên chế giờ thuộc diện tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP gồm:

Thứ nhất do Dôi dư

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

Thứ hai dựa trên trình độ, chuyên môn đào tạo

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

– Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

Thứ ba dựa trên mức hoàn thành nhiệm vụ

– Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:

+ Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

Thứ tư dựa trên số ngày làm việc

– Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa; do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội; có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau; theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tương tự như trên; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Thứ năm theo chế độ hợp đồng

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn; trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy; nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ; tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy và nhân sự.

Thứ sáu đối tượng tinh giảm biên chế là lãnh đạo

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp bị tinh giản biên chế này thì cán bộ, công chức, viên chức đang được hưởng “biên chế” sẽ bị đưa ra khỏi biên chế.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Biên chế là gì theo quy định của pháp luật?” . Nếu có thắc mắc hoặc những vấn đề pháp lý vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật; hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đang nghỉ thai sản có bị tinh giảm biên chế không?

Theo khoản 2, Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xét tinh giảm biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công chức, viên chức là những người có quyền hạn trong cơ quan Nhà nước và nắm giữ những chức trách, nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Do đó, pháp luật quy định cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, làm quyền có thể xảy ra.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm