“ Tai nạn xảy ra khoảng 11h ngày 22/11, tại bản Mâm, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Thời điểm này, chiếc ô tô đưa đón học sinh 16 chỗ, biển kiểm soát 26B-007… chở học sinh sau giờ tan học về thì bất ngờ rơi cánh cửa khiến 4 học em văng ra ngoài. Hậu quả, em L.T.T.Q, học sinh Trường Trung học Cơ sở Chiềng Sơ (xã Chiềng Sơ) tử vong, 3 học sinh khác bị thương.” Vậy Xe đưa đón làm chết học sinh trách nhiệm thuộc về ai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung tư vấn
Tai nạn giao thông luôn để lại nỗi đau cho người thân về cả tinh thần và tài sản. Vụ tai nạn thương tâm trên lại xảy ra đối với các em còn đang là học sinh; đang trên đường từ trường về nhà.
Xe đưa đón làm chết học sinh trách nhiệm thuộc về ai?
Cần làm rõ chiếc xe ô tô này có còn thời hạn đăng kiểm hay không? Có đủ đảm bảo điều kiện để tham gia giao thông hay không? Đồng thời làm rõ người điều khiển chiếc xe này có đủ điều kiện điều khiển phương tiện hay không? Có giấy phép lái xe phù hợp hay không?….
Nếu kết quả điều tra cho thấy người điều khiển chiếc xe ô tô này đã có lỗi khi không kiểm tra điều kiện an toàn, đưa phương tiện không đủ điều kiện an toàn để tham gia giao thông dẫn đến tai nạn. Thì trách nhiệm thuộc về người điều khiển và bên nhận vận chuyển
Hơn nữa nếu đủ căn cứ, nhà xe và nhà trường có thể bị xem xét trách nhiệm bồi thường cho phía gia đình học sinh, theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người bị xử lý như thế nào?
Nếu có đủ cấu thành tội phạm; và đủ bằng chứng để chứng minh vụ việc do tài xế và phụ xe gây ra; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội Vô ý làm chết người.
Vô ý làm chết người là gì?
Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được, hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Cấu thành tội phạm của Tội vô ý làm chết người
Chủ thể của tội phạm
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.
Khách thể của tội phạm
Tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của người khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Yếu tố lỗi
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý.
Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, tay nghề.v.v…
Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
Mục đích
Mục đích không phải yếu tổ quyết định đến cấu thành tội phạm của tội này. Trên thực tế, mục đích của các hành vi vô ý gây chết người đều không phải là tước đi mạng sống của người khác.
Mặt khách quan của Tội phạm
Hành vi khách quan
Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả là làm người chết.
Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Những hành vi hành động có thể: Thực hiện các hành động như trêu đùa quá mức ở những nơi nguy hiểm dẫn đến chết người, làm việc cẩu thả dẫn đến chết người, hay đã dự phòng trước phương án cứu chữa nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra…
Những hành vi dưới dạng không hành động: là không làm việc mà bản thân cần làm để giúp đỡ một người khiến cho họ bị chết.
Hậu quả
Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên bắt buộc của tội phạm này là hậu quả chết người xảy ra.
Nếu hậu quả chết người không xảy ra thì không có đủ căn cứ để kết tội.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả chết người bị xử lý như thế nào?
Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội Vô ý làm chết người.
- Người nào vô ý làm chết người; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành nghề hoặc quy tắc hành chính quy định tại điều 129 bộ luật hình sự 2015:
- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó; với một người bị tuyên tội danh về vô ý làm chết người có thể phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với tội danh vô ý làm chết người do thực hiện hành vi vi phạm quy tắc hành nghề, quy tắc hành chính thì sẽ bị xử phạt tù từ 01 đến 05 năm . Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trách nhiệm dân sự
Căn cứ vào Điều 591 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường; trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; theo quy định tại khoản 1 Điều này; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích; thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại; nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng; người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được; thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm; không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẹ ruột vô ý giết chết con bị xử lý thế nào?
- Vô tình ném dao gây chết người có phải giết người không?
- Thiếu trách nhiệm để thuốc giả lọt vào thị trường bị xử lý như thế nào?
Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Xe đưa đón làm chết học sinh trách nhiệm thuộc về ai?” . Nếu có thắc mắc hoặc những vấn đề pháp lý vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật; hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP quy định người bị xử phạt tù để được hưởng án treo cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị xử phạt tù không quá 3 năm.
– Nhân thân tốt.
– Có 2 tình tiết giảm nhẹ.
– Có nơi cư trú rõ ràng.
– Xét thấy không cần bắt phải chấp hành hình phạt tù
Phạm tội nhiều lần Được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm trẻ em. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và còn trong thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng được coi là phạm tội nhiều lần đối với trường hợp người phạm tội hiếp dâm từ hai lần trở lên đối với một nạn nhân.
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.