Tội phạm là một khái niệm rộng, ám chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện vi phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội được quy định ở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó có tội phạm chưa đạt và chuẩn bị phạm tội. Hai khái niệm này dễ gây hiểu lầm về ý nghĩa đối với mọi người. LSX sẽ phân biệt tội phạm chưa đạt và chuẩn bị phạm tội trong bài viết này!
Căn cứ:
Nội dung tư vấn
Quá trình thực hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Giai đoạn phạm tội chưa đạt, Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành. Trong đó, sự khác biệt giữa tội phạm chưa đạt và chuẩn bị phạm tội được thể hiện cụ thể qua những tiêu chí như sau:
1. Khái niệm
Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý phạm tội nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Chuẩn bị phạm tội: là trường hợp một người đã chuẩn bị, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện để thực hiện hành vi phạm tội. Nói một cách dễ hiểu hơn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu tiên của hành động phạm tội.
Cả 2 khái niệm này có một điểm giống nhau là đều thuộc trường hợp của tội phạm chưa hoàn thành, bị dừng lại do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể thực hiện hành vi. Nguyên nhân ngoài ý muốn là căn cứ pháp lý chung cho cả hai trường hợp.
2. Hành vi
Chuẩn bị phạm tội: Người phạm tội chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm tương ứng thuộc Phần các tội phạm Bộ luật hình sự (có nghĩa là hành vi chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ), mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhanh chóng về sau.
Phạm tội chưa đạt: Chủ thể đã thực sự bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, hậu quả đã gây ra cho xã hội, nên mức độ nguy hiểm cho xã hội của trường hợp này rõ ràng cao hơn so với trường hợp thứ nhất, đồng thời sẽ đặc biệt nguy hiểm hơn nếu không có căn cứ “do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn” ngăn chặn lại việc tiếp tục để hành vi phạm tội đó tiếp diễn.
3. Đặc điểm
Chuẩn bị phạm tội
- Thứ nhất, Chuẩn bị phạm tội tồn tại dưới dạng “hành vi” và hành vi chuẩn bị liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện tội phạm như: tìm kiến công cụ, phương tiện phạm tội; tạo điều kiện cần thiết khác (nghiên cứu, xem xét địa hình nơi dự định thực hiện tội phạm,..),..
- Thứ hai, ý định phạm tội đã được biểu hiện ra bên ngoài. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc người phạm tội thực hiện hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm (là những dấu hiệu chung cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật) hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan
- Thứ ba, nguyên nhan không thực hiện tội phạm được đến cùng là do khách quan ngoài ý muốn (yếu tố giúp phân biệt với tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội)
Phạm tội chưa đạt
- Thứ nhất, người phạm tội đã trực tiếp thực hiện tội phạm qua việc: Thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm, hoặcThực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan.
- Thứ hai, người phạm tội chưa thực hiện tội phạm đến cùng, tức hành vi của họ chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu về mặt khách quan trong cấu thành tội phạm (dấu hiệu phân biệt với tội phạm hoàn thành)
- Thứ ba, nguyên nhân không thực hiện tội phạm đến cùng là do: Khách quan ngoài ý muốn hoặc sai lầm của người phạm tội (về đối tượng tác động hay công cụ, phương tiện,…) như: bắn nhưng đạn không nổ, thuốc độc không đủ liều lượng,…
4. Hậu quả pháp lý
Chuẩn bị phạm tội
Người thực hiện hành vi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trừ những trường hợp gười chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 ( Tội gián điệp), 111 (Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (Tội bạo loạn ), 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội), 116 ( Tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (Tội phá rối an ninh), 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 121 (Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ), 168 (Tội cướp tài sản), 169(Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), 299 (Tội khủng bố), 300 (Tội tài trợ khủng bố), 301 (Tội bắt cóc con tin), 302 ( Tội cướp biển), 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 324 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Phạm tội chưa đạt: Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Khi có đủ những dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay