Những năm gần đây, với những thuận lợi về điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách,… rất nhiều thương nhân lựa chọn quận Tây Hồ làm nơi phát triển công việc kinh doanh của mình. Với quy mô vừa phải, dễ dàng trong việc quản lý, hộ kinh doanh là một lựa chọn hết sức phù hợp cho những gia đình đang muốn kinh doanh nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập trên địa bàn quận Tây Hồ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật doanh nghiệp 2014;
Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT.
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Thế nào là hộ kinh doanh? Đặc điểm của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có thể hiểu là do các cá nhân hoặc một hộ gia đình thành lập với mục đích sinh lợi nhuận, khác với các mô hình công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, doanh thu, số lượng lao động, điều kiện đăng ký thành lập cũng đơn giản hơn nhiều so với các hình thức doanh nghiệp khác.
Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh như sau:
Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Hộ kinh doanh có những đặc điểm sau:
- Cá nhân hoặc những cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm trên toàn lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam
- Số lượng lao động của hộ kinh doanh phải nhỏ hơn mười
- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với với hoạt động của hộ kinh doanh
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo cụ thể hơn về các đặc điểm trên ở bài viết Đặc điểm của hộ kinh doanh.
2. Có nên thành lập hộ kinh doanh ở quận Tây Hồ?
Những năm qua, quận Tây Hồ đã có những bước tiến vượt bậc, có thể thấy, ngoài duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, thu ngân sách vượt trội, quận đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, từ quản lý đô thị, GPMB… đến văn hóa xã hội. Quận Tây Hồ đã có những giải pháp hỗ trợ cụ thể cho DN. Như tổ chức gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, nhất là các lĩnh vực thuế, giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, an ninh trật tự…
Vì vậy, những năm gần đây, rất nhiều thương nhân lựa chọn quận Tây Hồ làm nơi phát triển công việc kinh doanh của mình. Với quy mô vừa phải, dễ dàng trong việc quản lý, hộ kinh doanh là một lựa chọn hết sức phù hợp cho những gia đình đang muốn kinh doanh nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập trên địa bàn quận Tây Hồ.
3. Điều kiện để thành lập hộ kinh doanh ở quận Tây Hồ
Muốn thành lập hộ kinh doanh tại quận Tây Hồ, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Cá nhân hoặc các thành viên gia đình phải là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực pháp luật và hành vi dân sự đầy đủ
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
- Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động
- Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
4. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh ở quận Tây Hồ
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Bạn cần soạn thảo hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (theo mẫu)
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc của người đại diện hộ kinh doanh dự kiến thành lập: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu.
- Biên bản họp nhóm về việc thành lập hộ kinh doanh (chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhiều cá nhân thành lập)
Tùy vào từng trường hợp (do quan điểm của cán bộ, do địa chỉ trên giấy tờ chưa rõ ràng,…) mà bạn sẽ có thể phải xuất trình thêm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc hợp đồng thuê nhà, sổ hộ khẩu của địa điểm kinh doanh. Luật có quy định hộ kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của mình đối với địa điểm kinh doanh. Bạn nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ này nếu cán bộ phụ trách yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Bạn nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của UBND Quận Tây Hồ. Địa chỉ tại số 657 Lạc Long Quân, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Cán bộ một cửa sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả cho bạn một giấy biên nhận, ghi rõ đã nhận hồ sơ và có ngày hẹn trên đó. Thời gian giải quyết hồ sơ sẽ là 03 (ba) ngày làm việc.
Lệ phí hành chính: 100.000 VNĐ
Bước 3: Nhận kết quả
Sau 03 ngày làm việc, bạn quay lại UBND quận Tây Hồ để lấy kết quả thành lập hộ kinh doanh.
Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra như sau:
- UBND quận Tây Hồ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- UBND sẽ ra thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản nếu hồ sơ còn thiếu, sai sót. Trong thông báo nêu rõ lỗi sai để bạn chỉnh sửa. Lúc này, bạn sẽ phải sửa lại hồ sơ và tiến hành nộp lại như bước 2:
Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả, nhất là đối với các thương nhân có dự định thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn quận Tây Hồ.
Trân trọng!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.