Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về việc trích lục hộ khẩu mà chỉ có quy định về trích lục hộ tịch. Theo đó, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Trích lục sổ hộ khẩu chính là việc xin cấp lại bản sao (có dấu đỏ) từ sổ gốc tại cơ quan quản lý. Vậy thủ tục trích lục sổ hộ khẩu như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn Luật hành chính của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hộ tịch năm 2014.
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
- Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Nội dung tư vấn
Trích lục sổ hộ khẩu là gì?
Trích lục sổ hộ khẩu được hiểu là sao y những thông tin trong sổ hộ khẩu gốc; được quản lý bởi cơ quan công an gồm nhân khẩu; thay đổi; thông tin thành viên;… để phục vụ làm căn cứ, bằng chứng khi làm thủ tục hành chính khác hoặc tranh tụng hoặc thừa kế.
Sổ hộ khẩu càng lâu, việc chuyển khẩu đi nhiều nơi khiến việc trích lục thông tin sổ hộ khẩu sẽ phức tạp hơn; nếu không có kiến thức pháp lý. Trên thực tế đây là thủ tục mà ít cơ quan công nhận chính thức.
Ai được quyền trích lục?
Không phải cá nhân, tổ chức nào cũng được quyền trích lục sổ hộ khẩu của người khác. Theo quy định thì có hai trường hợp để yêu cầu Cơ quan công an trích lục đó là:
- Công dân yêu cầu trích lục;
- Cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công vụ yêu cầu.
Công dân có nhu cầu có thể ủy quyền Luật sư X thay mình thực hiện trích lục giấy tờ.
Thủ tục trích lục hộ khẩu
Thành phần hồ sơ:
- Hộ chiếu/ Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có dán ảnh cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp (còn giá trị sử dụng);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú;
- Tờ khai xin cấp trích lục (theo mẫu của Bộ công an);
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
Số lượng hồ sơ: 1 (bộ).
Thẩm quyền: Cơ quan công an cấp xã/phường nơi đăng ký sổ hộ khẩu.
Thời gian: 3 ngày làm việc.
Quy trình thực hiện:
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục trực tiếp; hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn. Trường hợp cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp trích lục bản sao hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu;
- Cán bộ công an tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục;
- Trình trưởng Cơ quan công an ký trích lục hộ tịch.
Dịch vụ trích lục sổ hộ khẩu
Đây là dịch vụ pháp lý hữu ích của Luật sư X phục vụ công tác thu thập bằng chứng; làm căn cứ giải quyết vụ việc; thủ tục hành chính hoặc chia thừa kế theo quy định. Với thủ tục này, Luật sư X sẽ giúp quý khách:
- Tư vấn trình tự, kiến thức cơ bản về quy trình trích lục;
- Đại diện thực hiện soạn thảo hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;
- Ủy quyền nhận và bàn giao kết quả.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp những dịch vụ trích lục giấy tờ khác như:
- Dịch vụ trích lục khai tử
- Dịch vụ trích lục kết hôn
- Dịch vụ trích lục bản án
- Dịch vụ xin xác nhận độc thân
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Câu hỏi thường gặp
Bản sao trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo yêu cầu của cá nhân sau khi người đó đã đăng ký hộ tịch và được cấp trích lục hộ tịch. Trong đó, trích lục hộ tịch là văn bản nhằm chứng minh các quan hệ nhân thân của cá nhân tại cơ quan có thẩm quyền. Theo Điều 4 Luật Hộ tịch 2014: Bản sao trích lục hộ tịch gồm 02 loại: – Bản sao được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch – Bản sao được chứng thực từ bản chính Để được cấp bản sao từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch thì cá nhân phải nộp tờ khai yêu cầu cấp bản sao đến cơ quan có thẩm quyền. Còn bản sao được chứng thực từ bản chính thì cá nhân có thể cầm bản chính đến Phòng/Văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn để xin.
Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định, bản sao có giá trị trong các trường hợp: – Cấp từ sổ gốc thay cho bản chính trong các giao dịch trừ khi pháp luật quy định khác. – Chứng thực từ bản chính thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
Khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền. Như vậy, để xin trích lục giấy khai sinh, bạn có thế đến một trong những cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên để làm thủ tục. Không nhất thiết phải đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch truớc kia mình khai sinh, mà bạn có thể đến nơi mà cảm thấy thuận tiện nhất cho mình. Bởi lẽ, cá nhân muốn cấp bản sao trích lục hộ tịch sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú.