Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam. Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh ở đâu?
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, trụ sở của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ở địa điểm số 124 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu?
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam của Việt Nam từ Ninh Thuận trở vào gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang
Tòa nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015
Trụ sở hiện nay của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ở địa điểm số 124 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh là số 131, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, quận 1, Tp Hồ Chí Minh (thuộc Tòa án nhân dân TPHCM).
Ngày 25 tháng 4 năm 2018, trụ sở mới của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh được khánh thành. Địa chỉ trú sở mới tại đường số 57, phường Cát Lái, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình có 6 tầng nổi và một tầng hầm.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Các Tòa án nhân dân cấp cao
Ngày 28 tháng 5 năm 2015, ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 về việc thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Turn và ĐắkLắk.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành pho cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Binh Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đê nghị của Chánh án Tòa án nhân dân câp cao.
Số lượng thành viên ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
Phiên họp của ủỵ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của ủỵ ban Thẩm phẫn phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Việc tổ chức xét xử của ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định của pháp luật tố tụng
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc tòa án xét xử độc lập trong tố tụng dân sự
- Khi nào tòa án xét xử kín?
- Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Địa chỉ tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh ở đâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, đơn xin giải thể công ty, thông báo giải thể công ty cổ phần, giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ logo… của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước.
Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.
Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án.
Tòa án chỉ ra quyết định công nhận KQHGTNTA trong trường hợp có đủ các điều kiện công nhận theo quy định. Trong trường hợp không đủ 01 trong các điều kiện quy định thì Tòa án ra quyết định không công nhận.