Lừa đảo chuyển khoản thành công

bởi Ngọc Gấm
Lừa đảo chuyển khoản thành công

Chào Luật sư, tôi vừa mới bị một kẻ xấu lừa mất tiền qua hệ thống chuyển tiền Internet Banking; sau khi chuyển khoản thành công tôi mới biết mình đã bị lừa; không biết tôi có thể lấy lại được số tiền bị lừa đảo chuyển khoản thành công được hay không ạ. Xin Luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi ạ.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thời đại 4.0; khi việc chuyển khoản một số tiền nào đó cho chủ thể thứ 3 không phải trực tiếp diễn ra giao dịch tại ngân hàng; nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng việc chuyển tiền; nhằm tiến hành thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Số tiền lừa đảo lúc đầu có thể từ vài trăm ngàn đồng; sau đó dần dần lớn lên đến vài trăm triệu đến vài tỷ. Đến lúc phát hiện mình đã bị lừa đảo chuyển tiền online; thì những người bị hại không khỏi giật mình; và thất vọng bởi bản thân đã bị lừa đảo bấy lâu nay mà không hè hay biết. Và hiện tại chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều các câu hỏi tương tự như của bạn.

Để trả lời cho câu hỏi khi bị lừa đảo chuyển tiền thành công có lấy lại được hay không của bạn. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Lừa đảo chuyển khoản thành công là gì?

Lừa đảo chuyển khoản thành công chính là một trong những hình thức chuyển tiền qua mạng; hay còn gọi với cái tên chuyển tiền qua hệ thông Internet Banking.

Thủ đoạn để lừa đảo chuyển tiền

Để có thể lừa đảo các con mồi chuyển khoản thành công một số tiền trên thực tế; người lừa đảo thường sử dụng nhiều thủ thuật đa dạng; tiêu biểu như:

Nhận quà từ bạn nước ngoài làm quen qua mạng

Các đối tượng lừa đảo tự giới thiệu là người nước ngoài; kết bạn; liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội; thông thường nhất là làm quen để yêu đương.

Một thời gian đã tạo được lòng tin ở đối phương, đối tượng lừa đảo sẽ thông báo muốn gửi tiền; quà từ nước ngoài về Việt Nam. Sau đó, yêu cầu người bị hại phải nộp tiền để nhận quà với các lý do khác nhau như cước vận chuyển; thuế; phí; … vào các tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp rồi chiếm đoạt; hoặc mượn tiền để làm ăn; trả nợ, ….

Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra

Đây được xem là hình thức lừa đảo chuyển tiền thành công phổ biến nhất hiện nay. Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cán bộ Công an; Viện kiểm sát; Tòa án; hoặc giả mạo Cổng thông tin điện tử của Công an để thông báo chủ thuê bao có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra. Lợi dụng tâm lý do sợ dính dáng đến pháp luật nhằm lừa chạy án một số tiền không hề nhỏ.

Hoặc tinh vi hơn; là sau khi khai thác các thông tin cá nhân; tài khoản ngân hàng; những kẻ lừa đảo sẽ tiến hành hack tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt hết số tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Hack Facebook nhắn tin mượn tiền

Đây là chiêu lừa đảo đã quá quen thuộc trong những năm gần đây, các đối tượng lừa đảo thường lập; hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản của người nào đó rồi nhắn tin lừa người thân; bạn bè của chủ tài khoản để nhờ chuyển tiền hộ để làm một công việc nào đó. Đã có rất nhiều người đã tin sau đó bị mất tiền và mất luôn nick Facebook.

Thông báo trúng thưởng tiền, tài sản có giá trị

Kẻ lừa đảo sẽ gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng xe máy; điện thoại; đồng hồ; hoặc tiền mặt… có giá trị lớn. Sau đó, yêu cầu người bị hại nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Hình thức lừa đảo này thường thông qua tin nhắn trên điện thoại người dùng.

Gửi link giả để đánh cắp thông tin ngân hàng

Thủ đoạn thường thấy là gửi tin nhắn SMS giả mạo của ngân hàng để lừa khách hàng truy cập vào đường link giả, sau đó yêu cầu cung cấp các thông tin bảo mật như tên, mật khẩu đăng nhập, mã OTP, thông tin thẻ,…khi có được các thông tin này, đối tượng sẽ rút tiền trong tài khoản của nạn nhân; hoặc thông qua tin nhắn trên các ứng dụng như Zalo; Facebook mạo danh bạn bè kêu gọi bấm vào các đường link ảo.

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng

Các đối tượng lừa đảo cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến tài khoản ngân hàng. Tiếp đó, yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi cắt cổ.

Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo, quyên góp tiền từ thiện

Các đối tượng lập ra các website đầu tư tài chính, các ứng dụng có giao diện tương tự đầu tư tài chính quốc tế ảo; sau đó sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thu hút, lôi kéo nhiều người tham gia, đầu tư; chuyển tiền cho họ.

Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báo dừng hoạt động để bảo trì hoặc lỗi không truy cập được;hoặc vì một lý do khách quan mà hoạt động từ thiện không thể tiến hành được; sau một khoảng thời gian hứa hẹn nhưng không hoạt động trở lại; ngườ chuyển mới biết mình đã bị lừa.

Lợi dụng dịch bệnh lừa bán thuốc giả

Lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các đối tượng lừa đảo bán các loại thuốc giả đặc trị Covid-19 qua mạng. Tiền đã chuyển nhưng thuốc vẫn chưa thấy; hoặc có thấy và nhận hàng nhưng trong bưu phẩm chỉ nhận lại là đóng giấy vụn.

Lừa đảo chuyển khoản thành công
Hình ảnh minh hoạ chuyển khoản thành công

Cách để không bị lừa đảo chuyển tiền qua mạng

Để không mắc bẫy lừa đảo chuyển tiền thành công từ các đối tượng lạ mặt; mọi người cần lưu ý những điều sau:

  • Cảnh giác với các cuộc điện thoại từ số máy lạ, đặc biệt là các số máy có đầu số nước ngoài.
  • Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì. Cần tìm hiểu kỹ trước khi cung cấp các thông tin cá nhân.
  • Không truy cập vào các đường link gắn kèm trong nội dung tin nhắn lạ; không thực hiện thao tác trên điện thoại theo các cú pháp được hướng dẫn bởi người lạ.
  • Không mua, bán, cho mượn Giấy chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân, tài khoản cá nhân, tài khoản ngân hàng, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát cho bất kỳ một ai xa lạ.
  • Giữ bí mật, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, thông tin về tài khoản ngân hàng, … cho bất kỳ người lạ nào gọi đến.
  • Không thực hiện các yêu cầu chuyển tiền chỉ thông qua tin nhắn thông báo từ các trang mạng xã hội, kể là của người thân, bạn bè.
  • Cần gọi điện xác nhận nếu người nhận không nghe máy hoặc viện lý do không tiện nói chuyện thì kiên quyết không chuyển khoản để tránh trường hợp người thân, bạn bè bị hack tài khoản mạng xã hội.
  • Không chuyển, nộp tiền cho bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai. Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác; hạn chế công khai ngày sinh, số Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.
  • Không tin vào những chiêu trò nhận thưởng qua mạng với yêu cầu nạp tiền qua thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng.
  • Khi tài khoản bỗng dưng nhận được một khoản tiền “chuyển nhầm” thì không được sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân. Đồng thời, chỉ làm việc và liên lạc với ngân hàng để giải quyết vấn đề.
  • Không để các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn giao dịch ngoại hối, tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mức xử phạt đối với hành vi lừa đảo chuyển khoản thành công

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ/CP, người nào dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.

Nặng hơn thế nữa, người nào có hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi; bổ sung 2017; với khung hình phạt thấp nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; và khung hình phạt nặng nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, các hình thức xử lý trên; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi lừa đảo chuyển khoản thành công

Xử phạt vi phạm hành chính

Với số tiền lừa đảo dưới 2 triệu đồng thẩm quyền xử phạt thuộc về:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng

Thẩm quyền giải quyết về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Nếu số tiền lừa đảo từ 02 triệu đến dưới 500.000.000 đồng; thì Tòa án nhân dân cấp huyện; và Tòa án quân sự khu vực sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Nếu số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh; và Tòa án quân sự cấp quân khu sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự. Hoặc trong trường hợp:

  • Vụ án hình sự có bị cáo; bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
  • Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá; thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán; Kiểm sát viên; Điều tra viên; cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh; thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu cũng sẽ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Lừa đảo chuyển khoản thành công”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, Xác nhận số tài khoản ngân hàng là gì?…. của Luatsu X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Mất bao lâu cơ quan có thẩm quyền mới xử lý tố giác tội phạm lừa đảo từ người bị hại?

Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận tố giác tội phạm phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác tội phạm.
Khi kết thúc việc giải quyết tố giác tội phạm; cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm phải gửi kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác tội phạm theo quy định tại các điều 148, 154, 158 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Trong thời hạn 03 ngày; kể từ ngày kết thúc việc giải quyết giải quyết tố giác tội phạm; các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố giác tội phạm biết kết quả giải quyết vụ việc.
Nếu phục hồi điều tra sau quá trình bị tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác tội phạm thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết giải quyết tố giác tội phạm; cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền; và cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Thời gian để phía cơ quan Công an kiểm tra xác minh sự việc có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì có thể gia hạn; nhưng tổng thời gian toàn bộ thời gian tối đa để giải quyết tin tố giác tội phạm là không quá 4 tháng.

Nộp đơn tố giác tội phạm lừa đảo ở đâu?

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tội phạm gồm:
a) Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác tội phạm;
b) Cơ quan; tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Khi cơ quan; tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác tội phạm thì Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền theo quy định sẽ lập biên bản tiếp nhận; và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.
Trường hợp tố giác tội phạm gửi qua dịch vụ bưu chính; điện thoại; hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
Đơn tố giác gửi đến Cơ quan điều tra:
Trường hợp phát hiện tố giác tội phạm thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác tội phạm; kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Đơn tố giác gửi đến Viện kiểm sát:
Nếu việc tố giác tội phạm gửi đến Viện kiểm sát; thì Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác tội phạm; kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra; xác minh tố giác tội phạm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục; thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu; cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.
Đơn tố giác gửi đến Công an phường, thị trấn, Đồn Công an:
Công an phường; thị trấn; Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tội phạm; lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra; xác minh sơ bộ; và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu; đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tội phạm; lập biên bản tiếp nhận; lấy lời khai ban đầu; và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu; đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Đơn tố giác gửi đến Các cơ quan, tổ chức khác:
Các cơ quan; tổ chức khác sau khi nhận được tố giác tội phạm; thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại; hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm