Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn xảy ra, do đó, để giải quyết giữa các bên xảy ra tai bạn giao thông, người ta thường chọn cách hòa giải để tránh các thủ tục phức tạp. Vậy Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông như thế nào? Liệu có được khởi kiện yêu cầu bồi thường nếu không muốn làm thủ tục hòa giải tai nạn giao thông hay không? Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông cho người dưới 18 tuổi ra sao? Tại bài viết sau đây của Luật sư X, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết những quy định liên quan đến vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông có thể tiến hành trong các trường hợp nào?
Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Các thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ hai, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, trong đó bao gồm:
Chi phí hợp lý chi cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Thiệt hại khác do luật quy định
Thứ ba, thiệt hại về tính mạng, cụ thể bao gồm:
Thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm
Chi phí hợp lý chi cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể dẫn tới tổn hại về danh dự và nhân phẩm. Nếu trường hợp tai nạn của anh gây ra các tổn thất trên, anh có thể tự tiến hành thủ tục hòa giải tai nạn giao thông mà không cần tới tòa án. Trường hợp không thể tự thỏa thuận dẫn đến giải quyết tại Tòa án, Tòa sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế để đưa ra mức bồi thường cho bên bị hại.
Tai nạn giao thông gây chết người có tự hoà giải được không?
Hiện nay, pháp luật luôn khuyến khích các bên tự tiến hành thủ tục hoà giải tai nạn giao thông và thống nhất phương án bồi thường nếu cần thiết. Tòa án và luật pháp chỉ can thiệp khi các bên không thể tự thỏa thuận được.
Tuy nhiên, do trường hợp này dẫn đến thiệt hại về tính mạng, anh chị có thể khởi kiện bất cứ lúc nào về hành vi gây tai nạn chết người nếu phương án bồi thường đưa ra không thực sự hợp lý. Pháp luật có quy định rõ ràng về xử phạt hành vi gây chết người khi tham gia giao thông trong Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
Do bên gây tai nạn vi phạm luật giao thông dẫn đến chết người, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bên gây thiệt hại có thiện chí hòa giải, gia đình chị có thể xem xét tự hòa giải mà không nhất thiết phải tới Tòa án. Kết quả hòa giải là hoàn toàn dựa vào ý chí của hai gia đình. Nếu đồng ý bồi thường thì hai bên nên có văn bản thỏa thuận để làm minh chứng.
Sự việc gia đình như thế, chúng tôi cũng rất lấy làm thương tiếc, nhưng chúng tôi vẫn khuyên gia đình chị nên tiếp nhận hoà giải nếu mức bồi thường bên gây tai nạn đưa ra là phù hợp. Tất nhiên mạng người thì không có gì có thể sánh được, nhưng gia đình nên nén đau thương, tha thứ được điều gì thì tốt điều ấy, hãy nghĩ về tương lai nhiều hơn chị nhé.
Nguyên tắc khi tiến hành bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông
Tại Điều 584, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có tai nạn giao thông xảy ra như sau:
- Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, việc xảy ra tai nạn giao thông là hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác và trên thực tế, phải bồi thường dựa trên những nguyên tắc:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông cho người dưới 18 tuổi
Trước hết, khi điều khiển xe máy, người tham gia giao thông cần đạt một độ tuổi nhất định và có giấy phép lái xe hợp lệ. Cháu nhà anh điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, chưa có bằng lái xe là vi phạm luật giao thông đường bộ. Do đó, cháu sẽ bị xác định là người vi phạm luật giao thông gây tai nạn và gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Nếu hai bên không thể tự hoà giải thì bên bị hại có thể tiến hành khởi kiện theo đúng quy định của Bộ luật dân sự 2015 trong khoảng thời gian kéo dài như sau:
“Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Khi tiến hành khởi kiện sẽ khó tránh khỏi các vấn đề và hệ lụy rắc rối. Để tránh xảy ra trường hợp này, gia đình nên tiến hành hòa giải với bên bị hại sao cho hợp tình hợp lý. Tuy nhiên do cháu chưa đủ 18 tuổi, trong trường hợp cháu không đủ khả năng kinh tế, bố mẹ cháu có thể thay cháu đứng ra chi trả và bồi thường cho bên chịu thiệt hại.
Gia đình nên chú ý tới vấn đề hoà giải này, cháu còn nhỏ, còn tương lai ở phía trước. Hai bên nếu hoà giải không thành, dẫn tới khởi kiện sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của cháu nhỏ. Nếu còn điều gì khó khăn khi tiến hành thủ tục hoà giải, anh có thể liên hệ nhanh với chúng tôi qua hotline để nhận hỗ trợ.
Trình tự giải quyết tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
Theo Điều 19 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông, căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:
Bước 1:
– Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu.
– Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
– Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.
Bước 2:
Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
Bước 3:
– Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
– Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bước 4:
Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.
Khởi kiện yêu cầu bồi thường thế nào khi không muốn làm thủ tục hòa giải tai nạn giao thông?
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền khởi kiện các vụ án, cụ thể ở đây là vụ va chạm giao thông đường bộ như sau:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Khi khởi kiện hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe do tai nạn giao thông, anh và gia đình có thể nộp đơn lên Tòa án địa phương để được giải quyết. Việc khởi kiện là được phép nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân. Để tiến hành thủ tục ra tòa, anh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại khi gặp tai nạn giao thông
Bản sao đã công chứng các giấy tờ bao gồm CCCD, sổ hộ khẩu,…
Các giấy tờ là minh chứng thiệt hại (giám định sức khỏe, giấy nhập viện, ra viện,..)
Các minh chứng lỗi của người vi phạm để làm căn cứ cho Tòa án
Các văn bản, giấy tờ liên quan khác
Sau khi hoàn tất hồ sơ, anh có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh cư trú để được giải quyết. Tòa án sẽ xem xét các hồ sơ liên quan và đánh giá tình huống, từ đó mở phiên tòa và quyết định mức bồi thường cụ thể.
Trong trường hợp trước khi phiên tòa bắt đầu mà bên gây thương tích đồng ý bồi thường, anh có thể xin rút đơn và không cần giải quyết trên tòa. Còn nếu bên gây tai nạn tiếp tục không có ý bồi thường hay hối cải, anh có thể tiếp tục yêu cầu Toà án xử lý nghiêm minh để lấy lại công bằng cho mẹ mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có được áp dụng hóa đơn điện tử có mã khi bán hàng hóa không?
- Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng năm 2022
- Thông tư 03 hỗ trợ lãi suất ban hành ngày 20/05/2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vấn đề bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông được điều chỉnh theo quy định Bộ luật Dân sự 2015
Trong những trường hợp sau thì người gây tai nạn sẽ không phải bồi thường thiệt hại cho bị hại:
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trong trường hợp cả 2 cùng có lỗi thì người gây tai nạn không phải bồi thường phần thiệt hại do lỗi của người bị hại gây ra.
Ý nghĩa của việc xác định lỗi khi tai nạn giao thông xảy ra
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó hồ sơ khởi kiện gồm:
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông;
Giấy tờ nhân thân (CMND; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực);
Các giấy tờ chứng minh thiệt hại (giấy ra viện; biên bản giám định sức khỏe….);
Các giấy tờ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại (biên xác minh tai nạn…);
Các giấy tờ liên quan khác;…
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.