Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các cơ quan Tư pháp cấp trên, có vị trí quan trọng trong việc đưa chủ trương, nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân và đội ngũ cán bộ. Vậy nhiệm vụ cụ thể của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Tiêu chuẩn để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn dưới đây :
- Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
- Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã trực tiếp truyền đạt pháp luật, làm việc với người dân, vì vậy, năng lực nghiệp vụ và chuyên môn cần được đảm bảo, nâng cao để đáp ứng được trọng trách công việc và hỗ trợ việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương cùng duy trì an ninh trật tự an toàn xã hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã
Căn cứ Khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì nhiệm vụ của công chức Tư pháp- Hộ tịch cấp xã bao gồm:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
- Thẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 do Quốc hội ban hành thì công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
- Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
- Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
- Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
- Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều kiện về việc công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã không được làm
Điều 74 Luật Hộ tịch 2014 quy định cụ thể những việc làm vi phạm pháp luật của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã như sau:
1. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch.
2. Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch.
3. Đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch trái quy định của Luật này.
4. Tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
5. Đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch trái quy định của Luật này.
6. Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết được qua đăng ký hộ tịch.
Công chức Tư pháp – Hộ tịch vi phạm điều khoản quy định sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Thực trạng công tác của công chức Tư pháp – Hộ tịch
Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp cơ sở có sự phát triển, nâng cao về số lượng và chất lượng, cơ cấu cán bộ được phân bổ hợp lý góp phần tạo nên bước tiến lớn trong công tác tư pháp, có thể kể đến là công tác phổ biến pháp luật, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hộ tịch,… Công chức Tư pháp – Hộ tịch có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi công dân.
Bên cạnh đó, công chức Tư pháp – Hộ tịch cũng cho thấy phần hạn chế trước sự yêu cầu ngày càng nâng cao trong quản lí. Việc tham mưu cho Chủ tịch UBND vấn đề giải quyết tố cáo, khiếu nại ảnh hưởng đến việc hoàn tất các công việc chuyên môn do thời gian không thể phân chia hợp lý. Hơn nữa, tồn tại một số công chức không đủ năng lực nghiệp vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn không phù hợp cũng là điều cản trở hoàn thành tốt công việc của công chức Tư pháp – Hộ tịch.
Để công tác Tư pháp – Hộ tịch cơ sở được hiệu quả, cần có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ để công việc có thể hoàn thành tốt nhất, với mục đích công tác tư pháp từ Trung ương đến địa phương được thống nhất, toàn diện và đồng bộ.
Giải pháp đề ra:
– Đề xuất cơ quan có thẩm quyền:
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất về hộ tịch, chứng thực, văn bản quy phạm pháp luật nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.
Thường xuyên tổ chức cập nhật, tập huấn về các lĩnh vực chuyên môn của công tác tư pháp như: Công tác xây dựng, ban hành văn bản, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, hộ tịch, xử lý vi phạm hành chính, trợ giúp pháp lý…
Bổ sung các đầu sách pháp luật vào tủ sách pháp luật ở cơ sở để công chức Tư pháp – Hộ tịch vận dụng trong giải quyết công việc.
– UBND cấp xã rà soát, phân loại trình độ chuyên môn cán bộ công chức; có kế hoạch, quy hoạch nguồn công chức tư pháp – hộ tịch để sẵn sàng bổ sung khi công chức tư pháp – hộ tịch được điều động, chuyển vị trí công tác khác.
– UBND cấp xã không giao thêm các nhiệm vụ khác cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, đảm bảo cho những công chức này hoạt động chuyên trách, cần bố trí đủ 2 biên chế cho công chức Tư pháp – Hộ tịch.
– Quan tâm thực hiện đúng và kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch, bố trí phòng làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, hệ thống mạng internet, phần mềm chuyên dụng… cho công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã nhằm động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho công chức tư pháp – hộ tịch hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Mời bạn xem thêm
- TƯ PHÁP HỘ TỊCH LÀ GÌ, CÓ CHỨC NĂNG GÌ?
- GIẤY ỦY QUYỀN LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP MỚI 2022
- LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỬA ĐỔI
- LÀM LÝ LỊCH TƯ PHÁP CÓ CẦN HỘ KHẨU KHÔNG?
- GIẤY LÝ LỊCH TƯ PHÁP CÓ THỜI HẠN KHÔNG?
- MẪU LÝ LỊCH TƯ PHÁP 2021 VIẾT NHƯ THẾ NÀO?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nhiệm vụ của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã là gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu thành lập công ty liên doanh; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.