Thưa luật sư, bố tôi đang chạy xe bán tải cho công ty xây dụng. Theo thông tin được biết mới đây thì xe bán tải sẽ bị cấm vào các giờ cáo điểm. Tôi vẫn chưa rõ về vấn đề nay luật sư có thể tư vấn cho tôi Xe bán tải có bị cấm giờ không? Các đường nào thì bị cấm? Khung giờ cấm như thế nào? Các lưu ý về các loại xe bán tải ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xe bán tải có bị cấm giờ không? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 46/2016/NDD-CP
- Thông tư 46/2015/TT-BGTVT
- Quy chuẩn 41/2019
Xe bán tải là gì?
- Xe bán tải (Pickup truck) là một dạng xe kết hợp giữa xe tải chuyên chở hàng hóa và xe du lịch gia đình với khoang cabin chở người.
- Xe bán tải là loại ô tô hạng nhỏ được thiết kế, sản xuất vừa để chở hàng, vừa để chở khách, thường có 4 ghế cho khách và 1 thùng xe chở được khoảng 500 kg hàng hóa phía sau”.
Xe bán tải gồm 2 phần: khoang cabin chở người và thùng xe phía sau. Các dòng xe bán tải có chiều dài khoảng 5m, cao 1m8 và rộng 1m8. Khoang cabin có chỗ ngồi cho tối đa 5 người, chiếm hơn ⅔ diện tích xe với chiều dài khoảng 5m. Thùng xe phía sau có chiều dài nhỏ hơn, khoảng 1m và cao từ 45 đến 50 cm
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của xe bán tải là các dòng xe được trang bị hiện đại. Một số trang bị hiện đại vốn chỉ có ở các dòng xe cao cấp nay đã được các hãng xe bán tải lắp đặt như: Hệ thống kiểm soát tốc độ tự động, hệ thống điều khiển bằng giọng nói, hệ thống camera đa chiều, hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
Ngoài ra phải kể đến động cơ diesel hiện đại có sức kéo lớn hơn nhiều các loại động cơ xăng cùng dung tích. Điều này giúp bạn có thể chở hàng với khối lượng lớn một cách dễ dàng và an toàn trên những địa hình gồ ghề hay leo dốc cao. Mặt khác giá dầu diesel luôn thấp hơn nhiều so với xăng tiết kiệm 40% chi phí nhiên liệu cho bạn.
Thùng chứa đồ của xe bán tải được thiết kế cao, có thể chứa được nhiều đồ. Nếu bạn thường phải mang theo nhiều đồ đạc, hành lý thì đây là một điểm rất thuận lợi
Xe bán tải có bị cấm giờ không theo quy định hiện hành?
Xe bán tải nào bị cấm lưu thông trong thành phố theo khung giờ nào?
Các xe pickup, xe tải Van có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên sẽ bị coi là xe tải. Điều này rất khác so với quy chuẩn trước đây, khi các loại xe bán tải, xe Van có khối lượng hàng chuyên chở dưới 1.500 kg vẫn được coi là xe con.
Chỉ có một số ít các dòng xe bán tải đời cũ có thể nằm trong khung điều chỉnh này và sẽ bị buộc phải tuân thủ theo các quy định về giờ ra vào trong thành phố, các tuyến phố được phép lưu thông… Số lượng này trên thị trường không nhiều và phụ thuộc vào từng loại xe, từng đời sản xuất.
Như vậy, những chiếc xe tải hạng nhỏ, xe bán tải, xe Van có khối lượng chuyên chở trên 950kg sẽ bị coi là sẽ tải và bị hạn chế đi lại, lưu thông tại các khu vực đông dân cư hoặc nội đô của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Những loại xe này chỉ được vào trong đô thị trong khung giờ theo quy định như đối với xe tải, đồng thời phải tuân thủ quy định về làn đường lưu thông.
Cũng theo quy chuẩn mới, nhiều mẫu xe tải nhỏ có khối lượng chuyên chở 1,5 tấn trên thị trường hiện nay sẽ có những hạn chế nhất định khi phải tuân thủ quy định như xe tải. Đối với các loại xe này, tài xế và chủ xe phải tuân thủ tốc độ, làn đường và giờ hoạt động tại các trung tâm thành phố. Nếu không, tài xế bị xử phạt hành chính nếu vi phạm.
Theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ, khi tài xế đi sai làn có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu hành vi trên gây tai nạn giao thông còn bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
Ngoài ra, khi đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Một số mẫu xe bán tải bị cấm giờ khi vào trung tâm thành phố lớn
Bộ GTVT đã ban hành quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ, trong đó sửa đổi quy định về cách định nghĩa xe con và xe tải so với quy chuẩn đang áp dụng là 41/2016. Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các dòng xe bán tải, xe van có khối lượng chuyên chở cho phép từ 950 kg trở lên sẽ được coi là xe tải và tuân theo các quy định về khung giờ cấm hoạt động tại các khu vực đông dân cư tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Ở quy chuẩn cũ, cùng là xe bán tải, tải van nhưng những xe có khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg được coi là xe con. Định nghĩa cũ và mới khác nhau ở khối lượng hàng chuyên chở, giới hạn từ 1.500 kg về 950kg.
Trong khi đó, các xe pickup, xe tải Van có khối lượng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950kg trở lên sẽ bị coi là xe tải. Điều này rất khác so với quy chuẩn trước đây, khi các loại xe bán tải, xe Van có khối lượng hàng chuyên chở dưới 1.500 kg vẫn được coi là xe con.
Quy chuẩn mới chỉ ảnh hưởng đến một số phiên bản của dòng Ford Ranger. Cụ thể, Ford Ranger phiên bản XLS sản xuất năm 2013 có khối lượng chuyên chở cho phép là 991 kg, đời 2015 là 957 kg, sẽ không được xem là xe con khi tham gia giao thông kể từ 1/7. XLS sản xuất từ 2016 về sau, có khối lượng chuyên chở cho phép là 927 kg, vẫn được xem là xe con theo quy chuẩn mới.
Ngoài ra, việc thay đổi khái niệm xe con, xe tải buộc tài xế và chủ xe phải tuân thủ tốc độ, làn đường và giờ hoạt động tại các trung tâm thành phố. Nếu không, tài xế bị xử phạt hành chính nếu vi phạm. Vì vậy, đối với ai đang sở hữu Ford Ranger XLS thuộc đời 2013-2016 nên lưu ý về về việc tuân thủ tốc độ, làn đường và thời gian hoạt động trong đô thị từ 1/7 tới hoặc có thể gắn thêm nắp thùng, làm hoán cải xuống dưới 950kg để phù hợp quy chuẩn mới.
Xe bán tải chở hàng hóa thế nào để không bị phạt?
Cụ thể, Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định đối với xe tải thùng hở, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ năm tấn trở lên (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới năm tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 m.
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 m.
Về chiều dài hàng hóa khi chở, Điều 19 Thông tư 46 quy định chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ thiết kế của xe và không lớn hơn 20 m.
Tóm lại, để đảm bảo không bị phạt lỗi xe bán tải chở hàng cồng kềnh thì cần căn cứ vào khối lượng hàng hóa chuyên chở ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe để xác định chiều cao và chiều dài hàng hóa được phép chở.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 24 Nghị định 46/2016/NDD-CP quy định phạt tiền 2-3 triệu đồng đối với hành vi chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe tải. Không chỉ bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ một tháng đến ba tháng.
Cần chú ý theo Quy chuẩn 41/2016/BGTVT thì xe tải là ô tô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 1,5 tấn trở lên.
Do đó, xe bán tải có khối lượng chuyên chở cho phép từ 1,5 tấn trở lên mà chở hàng hóa vượt quá giới hạn chiều cao cho phép sẽ bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xe bán tải có bị cấm giờ không”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?
- Chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào?
- Tội chống người thi hành công vụ
Câu hỏi thường gặp:
Có rất nhiều mẫu xe bán tải đời cũ vướng phải quy định này bởi khối lượng vượt quá 950kg, trong đó có thể kể đến các mẫu xe đến từ thương hiệu nổi tiếng như Ford Ranger XLS đời 2013 có khối lượng lên đến 991kg, Ford Ranger XLS đời 2015 sở hữu khối lượng 957kg vượt quá 7kg nên sẽ không được di chuyển vào thành phố vào những khung giờ quy định.
Bên cạnh đó, một số dòng xe bán tải nhập khẩu có khối lượng trên 950kg như Tera 100, Veam Star,… cũng sẽ chịu chung số phận với những dòng Ford Ranger kể trên.
Việc xếp hàng hóa trên xe phải tuân thủ Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.
Điểm đ, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Sắp xếp chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
Như vậy, việc các phương tiện vận tải như ô tô khách mà chở hàng hóa trong khoang chở hành khách là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật. Chủ xe phải chịu xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng.
Vì quá trình xe ô tô khách lưu thông trên đường, có thể gặp chướng ngại vật, sự cố. Khi xe phanh gấp có thể hàng hóa đó lăn, đập vào người hành khách gây hậu quả khôn lường.
Xe bán tải điển hình và sử dụng nhiều nhất là các mẫu xe bán tải của FORD với nhiều bản khác nhau, với các phiên bản nhập thái lan từ 2015 trở về trước có tải trọng chuyên chở 957kg như vậy là khi quy chuẩn mới có hiệu lực thì sẽ có rất nhiều xe sẽ không còn được đi vào phố cấm xe tải nữa. Dù bị cấm, nhưng không phải là tất cả. Theo như quy định có hiệu lực từ 1/7/2020 thì những xe bán tải có khối lượng chuyên chở từ 950kg trở lên sẽ phải tuân thủ theo các quy định về khung giờ lưu thông của xe tải, không còn được tự do “tung tăng”, đặc biệt là ở những đô thị đông người như Hà Nội hay Tp.HCM nữa.