Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án theo quy định chi tiết

bởi Bảo Nhi
Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án quy định chi tiết

Gần đây đã xảy ra nhiều vụ án giết người xảy do nhiều nguyên nhân khác nhau, điều đáng nói ở đây là tội phạm giết người do mâu thuẫn tình cảm ngày một gia tăng, thủ phạm còn tỏ ra bình tĩnh trước những hành vi phạm tội nghiêm trọng mà bản thân gây ra, điều này được xem là hồi chuông cảnh báo về sự lệch lạc trong nhận thức của một bộ phận người dân mà cũng đã gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên các địa bàn, làm bức xúc trong quần chúng nhân dân. Vậy trước sự bình tĩnh đến lạnh người của hung thủ sau khi gây ra án mạng, việc hung thủ đi “đầu thú” liệu có được giảm nhẹ hình phạt hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về tự thú

Theo điểm h và điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tự thú, đầu thú như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.”

Quy định về người phạm tội tự thú, đầu thú

Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án quy định chi tiết
Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án quy định chi tiết

Người phạm tội tự thú, đầu thú theo Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”

Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án

Từ Điều 152 của Bộ luật Hình sự đã nêu bên trên ta có thể thấy rằng:

Cơ quan có thẩm quyền:

– Sau khi tiếp nhận người phạm tội tự thú thì Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

– Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú phải kiểm tra xem tội phạm tự thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận tự thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.

–Tự thú  là trường hợp người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình. Tự thú và đầu thú có điểm khác nhau cơ bản về thời điểm khai báo của người phạm tội (xem tại điểm h, điểm i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự).

– Khi người phạm tội đến tự thú cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú, đầu thú. Trong biên bản phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú.

 Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Như vậy, theo Điều 51, Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có nghĩa là Khi người phạm tội người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện thì sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như:  miễn trách nhiệm hình sự, đánh giá là tình tiết giảm nhẹ loại nào để có cơ sở quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, xem xét loại hình phạt…

Tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm và cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Những chính sách khoan hồng mà người phạm tôik đầu thú được hưởng

1. Người phạm tội được hưởng chính sách khoan hồng khi tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải…

2. Được xem xét miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người phạm tội tự thú được áp dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự

4. Người phạm tội được xem xét áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án (thủ tục đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến độ truy cứu trách nhiệm hình sự của người tự thú nhằm nhanh chóng xét xử và thi hành án)

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tội phạm đầu thú có được giảm nhẹ án”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Ly hôn nhanh… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Tự thú hay đầu thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sư?

Tự thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Đầu thú không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong quá trình khởi tố thì sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội … để xét giảm nhẹ.

Điểm khác nhau cơ bản giữa tự thú và đầu thú xác định như thế nào?

Có thể thấy rằng; điểm khác nhau dễ dàng nhận thấy nhất của Tự thú và đầu thú; đó là 
Thực hiện trước hay sau khi bị phát hiện tội phạm.
Tự thú là tự nguyên khai báo với cơ quan chức năng khi chưa ai biết về hành vi phạm tội.
Đầu thú là người sau khi phạm tội và bị phát hiện thì đến trình diện để khai nhận hành vi của mình. 
Ví dụ: A gây tai nạn giao thông làm chết người. Nếu A dừng xe ngay và dùng mọi biện pháp để cứu chữa người bị nạn cũng như gọi công an thì đó là “Tự thú”. Tuy nhiên A lại lựa chọn cách phi xe chạy mất, người dân báo cơ quan công an để truy tìm A. A biết sai ra trình diện thì lúc đó sẽ gọi là “Đầu thú”.
Bản chất của Tự thú và đầu thú là khác nhau. 
Do đó:
Tự thú được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.
Đầu thú không được coi là tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên trong quá trình khởi tố thì sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tích cực hỗ trợ cơ quan chức năng, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội … để xét giảm nhẹ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm