Cụm từ “phẫu thuật thẩm mỹ” không còn là khái niệm xa lạ với mọi người nữa, đặc biệt là với chị em phụ nữ có nhu cầu muốn làm đẹp. Việc phẫu thuật thẩm mỹ cũng không còn bị kì thị như hồi trước nữa, vị ai cũng muốn mình đẹp hơn và xã hội mở đang tôn trọng điều đó. Do vậy những năm gần đây, nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ngày một nhiều, rất nhiều những trung tâm thẩm mỹ hay viện thẩm mỹ được xây dựng, song vẫn có những trường hợp không ai mong muốn xảy ra khi phẫu thuật thẩm mỹ. Có nhiều nguyên do, nên cần xem xét kĩ những nguyên do gây nên hậu quả đó. Vậy bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người bị xử phạt ra sao? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
LSX sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Nghề phẫu thuật thẩm mỹ là làm gì?
Nghề bác sĩ thẩm mỹ nói chung hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nói riêng đang là ngành nghề có tiềm năng và được nhiều người coi trọng không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Không những vậy, nghề này còn có tên gọi là “nghề hái ra tiền”, góp phần thay đổi cuộc sống của rất nhiều người.
Đây cũng chính là lý do hiện nay, nhiều bạn trẻ quan tâm và quyết định theo đuổi ngành nghề này.
Nghe đến phẫu thuật thẩm mỹ hầu hết ai cũng nghĩ ngay đến các dịch vụ làm đẹp, thay đổi nhan sắc. Nhưng thực tế, phẫu thuật thẩm mỹ là một cụm từ nói chung về các loại phẫu thuật liên quan đến tạo hình, chỉnh sửa, tái tạo là một phần nào đó của cơ thể chúng ta.
Có thể dễ dàng hiểu rằng, để trở thành bác sĩ thẩm mỹ, bạn phải học chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học. Người hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ sẽ chọn ra các chuyên ngành khác nhau để học. Nhưng nhìn chung, phẫu thuật thẩm mỹ hay phẫu thuật tạo hình là công việc nhằm hoàn thiện, cải thiện hoặc chỉnh sửa các bộ phận bên ngoài của cơ thể trông thuận mắt hơn, đẹp hơn. Cụ thể như các bộ phận: mắt, mũi, ngực, môi, mông, trẻ hóa cơ thể, xóa nhăn, sẹo, lão hóa, trắng da, hút mỡ thừ
Xử lý hành vi của bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người
Xử phạt vi phạm hành chính
Đối với các cơ sở “chui” hoạt động không có giấy phép, theo quy định tại khoản 6, Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì mức phạt áp dụng đối với cơ sở kinh doanh không có giấy phép phù hợp sẽ là 40-50 triệu đồng, hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12-24 tháng.
Đối với các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Căn cứ tại khoản 5 Điều 23a Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Y tế quy định:
Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất để can thiệp vào cơ thể người làm thay đổi khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động khám chữa bệnh.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo đó, hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây ra hậu quả làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” với mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, chấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.
Bên cạnh đó, tùy thuộc kết quả xác minh, nếu bị xác định có tội, những người có liên quan đến việc tử vong của người tiêu dùng có thể bị xử lý về các tội Vô ý làm chết người (Điều 128), Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129) hoặc Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh hoặc các dịch vụ y tế khác (Điều 315) theo Bộ luật Hình sự 2015.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
căn cứ vào các Điều 584, 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015, người có hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Như vậy, người vi phạm quy định về khám chữa bệnh phải bồi thường cho nhân thân của người bị tử vong.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được xác định bao gồm: Chi phí cấp cứu; Thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại và của người thăm nuôi; Chi phí mai táng; Chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Trách nhiệm hình sự khi bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người
Khi bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người, thì tùy vào mức độ vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hậu quả chết người xảy ra do những vi phạm về chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ, vi phạm quy định về khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế,…vi phạm quy tắc nghề nghiệp chính.
Căn cứ vào cấu thành của các tội danh, bách sĩ thẩm mỹ làm chết người trong quá trình khám, phẫu thuật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh sau:
- Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.
- Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế – Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015.
- Tội giết người – Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
- Tội vô ý làm chết người – Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội vô ý làm chết người (điều 128 Bộ luật hình sự 2015):
- Chủ thể:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Khách thể:
Tội vô ý làm chết người xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.
- Mặt chủ quan:
Lỗi của người phạm tội được xác định là lỗi vô ý hoặc có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
Trong trường hợp vô ý vì quá tự tin, người phạm tội nhận thức được hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người nhưng đã quá tự tin là hậu quả đó không xảy ra, nhưng trên thực tế hậu quả chết người vẫn xảy ra
Trong trường hợp vô ý do cẩu thả thì người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó
- Mặt khách quan:
Dấu hiệu về hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người được quy định là hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường, mọi người đều biết và thừa nhận.
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm được xác định trong cấu thành tội phạm là hậu quả chết người. Hậu quả này được xác định là có nguyên nhân do vi phạm quy tắc an toàn
Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn và hậu quả chết người đã xảy ra
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015)
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là trường họp đặc biệt của tội vô ý làm chết người. Sự đặc biệt ở đây thể hiện ở hai điểm
– Quy tắc an toàn bị vi phạm trong trường hợp phạm tội này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
– Người phạm tội là người có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đó
Với đặc điểm trên đây, tội vô ý làm chết người do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nói chung nguy hiểm hơn tội vô ý làm chết. Quy tắc an toàn trong trường hợp phạm tội này có tính cụ thể, rõ ràng hơn. Nó cũng đòi hỏi chủ thể có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ.
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế (Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015)
Chủ thể: Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể : Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác.
Mặt khách quan: Hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Như hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép, trái với khả năng chuyên môn, pha chế thuốc không đúng công thức, liều lượng, cấp thuốc không có đơn chỉ dẫn của bác sỹ hoặc thực hiện những công việc trái với quy tắc nghề nghiệp…
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm là làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (một hoặc hai người trở lên) với tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 61% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội được xác định là lỗi vô ý hoặc có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
Tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự 2015):
- Chủ thể:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
- Khách thể:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
- Mặt chủ quan:
Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
- Mặt khách quan:
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan của tội giết người và phải là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm được xác định là hậu quả chết người
Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền
Ngoài ra, khoản 3 Điều 45 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định: Sở Y tế gửi văn bản thông báo cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và phòng y tế cấp huyện nơi có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động. Sở Y tế đăng tải danh sách cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động thuộc thẩm quyền lên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
Như vậy, danh sách các cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả những cơ sở thực hiện hoạt động thẩm mỹ được cấp phép) được đăng tải thông tin công khai lên trang thông tin điện tử. Do đó, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Y tế cấp huyện phải biết về việc trên địa bàn mình quản lý có bao nhiêu cơ sở được cấp phép hoạt động, cơ sở nào hoạt động không phép.
Các cơ sở thực hiện hoạt động thẩm mỹ thường nằm ở mặt tiền đường chính, dựng biển quảng cáo bắt mắt nên không thể có chuyện cán bộ quản lý không nắm được địa bàn.
Phòng Y tế cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện là đơn vị phải chịu trách nhiệm chính trong việc để cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không phép hoạt động trên địa bàn mình quản lý mà không phát hiện.
Hình thức bị xử lý kỷ luật có thể là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, hạ bậc lương hoặc buộc thôi việc tuỳ theo mức độ vi phạm được quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ/CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người bị xử phạt ra sao?
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm đối với trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên
– Khung hình phạt bổ sung được quy định là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế – Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015.
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 0 năm đến 05 năm, nếu thuộc các trường hợp sau:
Làm chết người.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
-Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, nếu thuộc các trường hợp sau:
- Làm chết 02 người.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Làm chết 03 người trở lên.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc các trường hợp sau:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Khung hình phạt bổ sung được quy định là người phamh tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tội giết người – Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu thuộc các trường hợp sau:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm;
+Vì động cơ đê hèn.
– Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ 01 năm đến 5 năm
– Khung hình phạt bổ sung được quy định là cấm cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tội vô ý làm chết người – Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều luật này quy định 02 khung hình phạt chính
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hình phạt tăc nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được quy định trong trường phạm tội làm chết 02 người trở lên
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm chết người do phòng vệ chính đáng thì có phạm tội không?
- Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người bị xử phạt như thế nào?
- Lái xe ô tô đâm chết người bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bác sĩ thẩm mỹ viện làm đẹp gây chết người bị xử phạt ra sao” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như đổi tên bố trong giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015 theo đó, mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt hành chính
Bác sĩ giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ; có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh; chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm d khoản 8 nghị định 117/2020.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc làm giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ là hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi; và sức khỏe của người bệnh
Có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự; về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc; hoặc dịch vụ y tế ( Điều 315 BLHS)
Dựa vào vụ việc cụ thể có thể bị tăng nặng hình phạt lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.