Bị cắm sừng thì từ con được không?

bởi NguyenTriet
Bị cắm sừng thì từ con được không?

Có nhiều trường hợp oái oăm đến nỗi suốt một quãng thời gian dài phải nuôi con người khác mà cứ nghĩ đó là con mình. Đây là trường hợp chồng bị cắm sừng, con là con riêng của vợ. Liệu, trường hợp này, người cha nên giải quyết như thế nào? Có được từ con hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bị cắm sừng nhưng vẫn là con chung

Về nguyên tắc xác định con chung, thì con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng. Mà việc xác định thời kỳ hôn nhân ở đây được tính từ thời điểm việc đăng ký kết hôn được thực hiện hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 88  Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, nếu bị cắm sừng hay nói cách khác, vợ có con riêng trong thời kỳ hôn nhân thì trước hết, về nguyên tắc thì đứa trẻ vẫn là con chung của hai vợ chồng

Chưa kể đến trường hợp, hai bên đã thực hiện hoàn thiện thủ tục ly hôn nhưng con Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân vẫn được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân

Nghĩa vụ của bố đối với con chung

Bởi nó là con chung nên, dù không phải bố ruột nhưng theo quy định, người bố vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ được quy định theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình: Bao gồm: 

  • Phải có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  •  Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  •  Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Cha được phép từ con nếu bị cắm sừng

Rõ ràng, việc được ghi tên trong giấy khai sinh của một người không có quan hệ huyết thông với mình mà hơn nữa, là do lỗi của vợ mình gây nên bị cắm sừng từ con thì không ai muốn như vậy cả. Trừ một số trường hợp xuất phát từ tình yêu.

Bởi vậy, pháp luật cho phép người cha có quyền không thừa nhận người con đó của vợ. Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này; người cha phải có chứng cứ chứng minh như Giấy xét nghiệm ADN; và đồng thời phải được Tòa án có thẩm quyền xác định. 

Cụ thể được quy định tại Khoản 2 Điều 88; khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND cấp xã)  trong trường hợp không có tranh chấp.
  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp; hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết .

Bị cắm sừng từ con. Sau khi có quyết định về việc xác nhận cha mẹ của Tòa án chứng nhận không phải con của chồng thì người chồng tiếp tục thực hiện chấm dứt mối quan hệ cha con trên Giấy khai sinh; hay nói cách khác là từ con tại UBND cấp xã: 

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu/chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân để chứng minh về nhân thân. 
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
  • Tờ khai không nhận cha con theo mẫu quy định;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha – con như Giấy xét nghiệm ADN.

Thời gian giải quyết

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tư vấn ly hôn Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm