Một trong những bí quyết giúp cho một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững theo thời gian mà nhiều người hay đề cập đến chính là việc doanh nghiệp đó có những bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh không chỉ là những kinh nghiệm, những công thức tạo ra sản phẩm mà còn là những phương thức đào tạo ra giá trí con người của doanh nghiệp đó. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi rằng ý nghĩa thật sự của bí mật kinh doanh là gì hay không?.
Để biết được bí mật kinh doanh là gì, LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Bí mật kinh doanh là gì?
Về góc độ pháp lý, bí mật kinh doanh chính là những thông tin từ đầu tư hoặc từ các phát minh, sáng chế về mặt trí tuệ mà một doanh nghiệp có được và sử dụng chúng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh đó sẽ đóng vai trò là kim chỉ nam định hướng doanh nghiệp phát triển như thế nào và tạo ra các dấu ấn trên thị trường ra sao. Chính vì thế, nếu muốn phát triển lớn mạnh thì mỗi doanh nghiệp phải có bí mật kinh doanh nhất định.
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019, 2022 quy định về bí mật kinh doanh như sau:
“23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh?
Bảo hộ bí mật kinh doanh là cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất trước các hành vi cố ý xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp một cách trái pháp. Đồng thời bảo hộ bí mật kinh doanh sẽ là biện pháp giúp phía doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án xử phạt đối với người có hành vi cố ý tiết lộ bí mật kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam bí mật kinh doanh đang được bảo hộ tự động chính vì thế sẽ không có thủ tục đăng ký bí mật kinh doanh bằng văn bản ghi nhận.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019, 2022 quy định về bí mật kinh doanh như sau:
:3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện nào?
Để một bí mật kinh doanh được bảo hộ một cách tự động thì bí mật kinh doanh đó phải đáp ứng đủ 03 yêu cầu mà Luật Sở hữu trí tuệ nêu ra. Thứ nhât, thông tin bí mật kinh doanh đó không phải là kiến thức thông thường được nhiều người biết đến, thứ hai khi có bí mật kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp việc đó sẽ tại ra lợi thế cạnh tranh và cuối cùng chính là doanh nghiệp đã và đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh đó.
Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019, 2022 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:
“Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh
Khi các doanh nghiệp đã trở thành chủ sở hữu bí mật kinh doanh thì bạn sẽ có rất nhiều lời đối với chúng. Chẳng hạn như được phép sử dụng bí mật kinh doanh đó trong công nghiệp, cho phép người khác sử dụng bí mật kinh doanh, ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của bạn một cách bất hợp pháp, định đoạt bí mật kinh doanh đó được sử dụng như thế nào trong kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019, 2022 quy định vềquyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:
“1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật này;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.
2.Tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh
Mặt dù hiện nay bí mật kinh doanh được bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách khá dễ dàng, tuy nhiên pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra những trường hơp quy định mộ số thông tin sẽ không được bảo hộ sở hữu trí tuệ về mặt bí mật kinh doanh. Đó là các thông tin có liên quan đến bí mật nhân thân, bí mật quản lý nhà nước, các bí mật về an ninh quốc phòng của một quốc gia, hoặc các bí mật thông thường của một doanh nghiệp trong kinh doanh.
Theo quy định tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđ bs 2009, 2019, 2022 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau:
“Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”
Mời bạn xem thêm
- Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam năm 2023 ra sao?
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế đất đai năm 2023 là bao lâu?
- Thủ tục thừa kế đất đai cho con chi tiết năm 2023
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Bí mật kinh doanh là gì? Tại sao nên bảo hộ bí mật kinh doanh?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
– Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
– Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
– Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
– Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
– Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc – – Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.