Biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không?

bởi Luật Sư X
Khi tham gia giao thông trên đường, chắc hẳn ai cũng có lần từng bị nhận biên bản xử phạt từ cảnh sát giao thông. Một câu hỏi được đặt ra, vậy đối với biên bản vi phạm giao thông thì có cần đóng dấu không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Thông tư 07/2019/TT-BCA

Nội dung tư vấn

1. Biên bản vi phạm giao thông là gì và khi nào cần lập biên bản vi phạm giao thông?

Biên bản xử phạt vi phạm giao thông là biên bản vụ việc, ghi nhận lại vụ việc thực tế xảy ra, phản ánh lại một vụ việc có giá trị chứng cứ để chủ thể có thẩm quyền dựa trên cơ sở đó ban hành văn bản áp dụng pháp luật. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về các trường hợp xử phạt hành chính không cần lập biên bản như sau:

Điều 56: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản.

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, theo quy định này, không phải bất cứ trường hợp nào người tham gia giao thông cũng bị lập biên bản khi xử phạt. Chỉ những trường hợp phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, và trên 500.000 đồng đối với tổ chức, chủ thể có thẩm quyền mới cần tiến hành lập biên bản. Tuy nhiên, có một ngoại lệ, đó là khi vi phạm hành chính dưới 250.000 đồng đối với cá nhân và dưới 500.000 đồng đối với tổ chức, nhưng lỗi lại được phát hiện nhờ sử dụng  phương tiện, thiết bị kĩ thuật nghiệp vụ thì cần lập biên bản. 

2. Vậy biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm những nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
  • Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
  • Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
  • Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
  • Hành vi vi phạm;
  • Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý;
  • Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
  • Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
  • Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
  • Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Cùng với đó, biên bản vi phạm hành chính phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ, nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Biên bản gồm nhiều tờ, thì tất cả những người nêu trên phải ký vào từng tờ biên bản. Bên cạnh đó, căn cứ vào biểu mẫu vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BCA, có thể thấy rằng thông tư cũng không quy định việc phải đóng dấu vào biên bản vi phạm hành chính. Như vậy, từ những căn cứ trên, có thể khẳng định biên bản vi phạm giao thông không cần có đóng dấu.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm