Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?

bởi Hương Giang
Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ

Xuất phát từ truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã tồn tại từ lâu đời, việc biếu quà tết cho những vị lãnh đạo được xem như là cách thể hiện sự biết ơn đối với những người này. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc bày tỏ sự biết ơn với việc đưa hối lộ là rất mong manh. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, Biếu quà Tết có phạm tội đưa hối lộ hay không? Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ? Biếu quà Tết phạm tội đưa hối lộ thì bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khi nào cấu thành tội đưa hối lộ?

Khách thể của tội phạm:

Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm:

Có hành vi ” nhận” của hối lộ từ người khác nhằm làm hoặc không làm một việc gì đó vì mục đích vụ lợi, người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau (trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội này có hai nhóm, cụ thể là:

– Nhóm chủ thể thứ nhất: Chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị của nhà nước.

– Nhóm chủ thể thứ hai: Là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với động cơ vu lợi.

Người phạm tội nhận thức được họ là người có chức vụ, quyền hạn tuy nhiên họ lại lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để nhận tiền hối lộ của người khác. Nhận thấy đây là hành vi trái với pháp luật, đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, người phạm tội vẫn mong muốn nhân được tiền của hối lộ, thậm chí còn có những hành vi vòi vĩnh, hay gợi ý, nhũng nhiễu đối với người đưa hối lộ.

Biếu quà Tết có phạm tội đưa hối lộ hay không?

Trước khi giải đáp vấn đề biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề Biếu quà Tết có phạm tội đưa hối lộ hay không? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ là hành vi vi phạm pháp luật, được coi là hành vi tham nhũng và hành vi này sẽ xử lý theo Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên hiện nay, việc biếu quà, tặng quà đã bị lạm dụng, biến tướng hành vi, khó lường khiến việc kiểm tra, giám sát trong thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đối với hành vi biếu quà mà không chứng minh được đó là hành vi đưa hối lộ thì chưa đủ cơ sở để xử lý về tội đưa hối lộ theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015.

Tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.”

Theo đó, nếu người nào biếu quà Tết cho cấp trên với động cơ, mục đích để cấp trên làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích của mình, với mức quà tặng từ 02 triệu đồng trở lên sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ. Người nhận quà cũng có thể bị xử lý hình sự về tội Nhận hối lộ (Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015).

Trường hợp biếu quà Tết dưới 02 triệu đồng sẽ không phạm tội, tuy nhiên cán bộ, công chức, viên chức tặng quà và người nhận quà cũng có thể bị xử lý kỷ luật.

Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?

Hiện nay, việc tặng quà, nhận quà của cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Quyết định 64/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định này nêu rõ, có 03 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được phép nhận quà tặng, quà biếu:

  • Quà tặng từ họ hàng, người thân trong gia đình mà những người này không có mối quan hệ về lợi ích, liên quan đến công việc của cán bộ, công chức, viên chức;
  • Quà tặng từ những cơ quan, đơn vị, cá nhân khác không liên quan đến công việc của cán bộ, công chức, viên chức.
  • Quà có giá trị dưới 500.000 đồng tặng cho cán bộ, công chức, viên chức bị ốm đau, tai nạn hoặc nhân dịp hiếu, hỷ, lễ, tết truyền thống, mà việc tặng quà này không liên quan đến công việc của cán bộ, công chức, viên chức…

Trong các trường hợp này, cán bộ, công chức, viên chức được nhận quà tặng mà không phải báo cáo với cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, nếu pháp luật có yêu cầu kê khai thu nhập thì phải thực hiện kê khai theo đúng quy định.

Cán bộ, công chức, viên chức khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp và nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị mình trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.

Biếu quà Tết phạm tội đưa hối lộ thì bị xử phạt như thế nào?

Tội Đưa hối lộ được quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, cụ thể như sau:

“Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ
Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ

3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, nếu người nào biếu quà Tết cho cấp trên với động cơ, mục đích để cấp trên làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích của mình, với mức quà tặng từ 02 triệu đồng trở lên sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ. Người nhận quà cũng có thể bị xử lý hình sự về tội Nhận hối lộ (quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Biếu quà Tết bao nhiêu để không phạm tội đưa hối lộ?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ Đăng ký khai sinh con ngoài giá thú, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Giá trị quà tặng dưới 3 triệu đồng có thể coi là hối lộ không?

Nếu người nào biếu quà Tết cho cấp trên với động cơ, mục đích để cấp trên làm hoặc không làm một việc nào đó vì lợi ích của mình, với mức quà tặng từ 02 triệu đồng trở lên sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ. Người nhận quà cũng có thể bị xử lý hình sự về tội Nhận hối lộ (Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015).
Trong trường hợp biếu quà Tết dưới 02 triệu đồng sẽ không phạm tội, tuy nhiên cán bộ, công chức, viên chức tặng quà và người nhận quà cũng có thể bị xử lý kỷ luật.

Trường hợp nào cán bộ, công chức được nhận quà biếu?

Tương tự như đã phân tích ở mục 3, các trường hợp không phải là đưa hối lộ thì cán bộ, công chức được nhận quà.
Tuy nhiên vì đặc thù phục vụ nhà nước nên quy định với cán bộ, công chức sẽ có phần khắt khe hơn, cụ thể:
+ Tránh nhận những quà tặng có giá trị lớn (vàng, xe…)
+ Không nhận quà của những người có liên quan đến vụ việc trong quyền hạn giải quyết của mình

Người dưới 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ không?

Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay là người không có chức vụ, quyền hạn thì họ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 289 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 289 Bộ luật hình sự vì quy định tại khoản 1 của điều luật chỉ là tội phạm nghiêm trọng.

3.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm