Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

bởi Luật Sư X

Khi gây tai nạn giao thông thì thay vì lựa chọn ở lại đưa người bị nạn đi viện, báo cơ quan điều tra thì có nhiều người lại lựa chọn bỏ trốn để không phải chịu trách nhiệm với người bị nạn. Tuy nhiên, những người này không biết rằng hành vi bỏ trốn của mình cũng là hành vi vi phạm luật. Vậy với hành vi này thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết này của Luật sư X sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1.Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn là hành vi vi phạm pháp luật

Việc trình báo công an cũng như đưa người bị nạn đi viện sau khi gây tai nạn giao thông luôn được xã hội khuyến khích. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận lại lựa chọn chạy trốn sau khi gây tai nạn giao thông. Đây không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể tại Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi bổ sung 2018 quy định như sau:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

Theo đó, hành vi bỏ trốn là hành vi bị luật giao thông đường bộ nghiêm cấm. Và đối với hành vi này, pháp luật cũng có các biện pháp xử lý nghiêm khắc với người bỏ trốn, cụ thể thì người này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc mức độ, tính chất hành vi cũng như hậu quả do hành vi đó gây ra.

2. Hình thức xử lý:

Xử lý hành chính:

 Trong trường hợp, hành vi bỏ trốn của người gây tai nạn có mức độ, tính chất sự việc không quá nghiêm trọng thì người này chỉ bị xử phạt hành chính, cụ thể quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

Theo đó, đối với các loại phương tiện khác nhau sẽ có những mức phạt khác nhau, cụ thể:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô: mức phạt tiền từ 5.000.000- 6.000.000 đồng, và có thể bị xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Đối với người điều khiển xe máy: mức phạt tiền từ 2.000.000- 3.000.000 đồng và có thể bị xử phạt bổ sung là  bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
  • Đối với người điều khiển loại xe khác: mức phạt tiền từ 100.000 – 7.000.000 đồng tùy vào loại xe.

Xử lý hình sự:

Khác với xử lý hành chính, người gây ra tai nạn với hậu quả nghiêm trọng sau đó bỏ trốn khỏi hiện trường thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể được quy định tại Điều 260 BLHS như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

Trong trường hợp này thì hành vi bị xử lý hình sự là hành vi gây tai nạn do vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, còn hành vi bỏ trốn được xem là tình tiết tăng nặng để kết tội người vi phạm vào khung hình phạt tại khoản 2 Điều này.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm