Những ngày gần đây, cư dân mạng đang lan truyền một cách chóng mặt đoạn clip nóng của hot streamer Trâm anh. Khi đoạn clip trên bị phát tán, bên cạnh những comment hài hước của cư dân mạng, cũng có không ít người dùng lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, thậm chí body-shaming cô bạn hotgirl trên. Vậy việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên các trang mạng xã hội có bị xử lý hình sự hay không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây.
Căn cứ:
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung năm 2017
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định 174/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Bôi nhọ hình ảnh người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật
Chuyện lộ clip nhạy cảm đã không còn là điều gì mới mẻ đối với cộng đồng mạng trong những năm gần đây: từ Hoàng Thùy Linh, Kiều Anh Hera đến gần đây là nữ streamer Trâm Anh, những clip của họ đều thu hút sự chú ý lớn từ công chúng. Bên cạnh những bình luận chỉ tính chất giải trí, có không ít một bộ phận cư dân mạng dùng những lời lẽ cay nghiệt để chỉ trích, xúc phạm nhân phẩm, danh dự và cả body-shaming những cô gái trong clip. Để hạn chế những hành vi trên, bộ luật dân sự 2015 đã có quy định cụ thể về quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của mỗi cá nhân như sau :
Điều 34: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Bất kỳ cá nhân nào đề có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Vì vậy, hành vi thóa mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Xử phạt
Về xử lý hành chính: Với những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội ở mức độ nhẹ, các cơ quan chức năng có thể tiến hành xử phạt cảnh cáo theo quy định tại điểm g, khoản 3 điều 66 nghị định 174/2013/NĐ-CP ” Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng”
Về xử lý hình sự: Những hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo bộ luật hình sự 2015
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối lọa tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của sự việc, người có hành vi bôi nhọ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền,phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý không gian mạng là rất khó, và để có thể xử lý được hành vi vi vi phạm thì trước hết phải xác định được chủ nhân của tài khoản có hành vi vi phạm đó.Ngoài ra, luật vẫn chưa có giải thích cụ thể các mức độ ” ít nghiêm trọng” ,”nghiêm trọng” đối với tội danh trên nên việc áp dụng pháp luật để xử lý đôi lúc vẫn còn gặp khó khăn .
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay