BOT là gì? Nội dung của hợp đồng BOT

bởi Luật Sư X
trạm thu phí

Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ BOT hoặc trạm thu phí BOT. Vậy cụm từ này thực chất có ý nghĩa là gì, nó bắt nguồn từ đâu. Bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ về BOT.

Căn cứ:

  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị định 63/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. BOT là gì

BOT là viết tắt của cụm từ Bulding- Operate- Transfer nghĩa là Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao. Đây là một trong các loại hợp đồng dựa trên hình thức đối tác công tư(PPP). Cụ thể hơn, tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng BOT như sau:

3. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực chất BOT là một loại hợp đồng thương mại, được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân các cấp) và bên còn lại là các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài có tiềm lực tài chính và khả năng thực hiện các dự án.

Đối tượng của hợp đồng BOT là các dự án xây dựng công trình hạ tầng mà tiêu biểu và thường thấy nhất ở Việt Nam đó là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, các tuyến đường cao tốc. Đây là các dự án đòi hỏi tổng vốn đầu tư lớn lên tới hàng ngàn hoặc chục ngàn tỷ đồng. Với mức vốn đầu tư lớn như vậy, ngân sách nhà nước thì có hạn. Do đó lúc này hợp đồng BOT được xem như là một giải pháp hữu hiệu khi vừa giúp cho nhà nước đạt được mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng giúp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận từ hoạt động đầu tư xây dựng.

Về quá trình thực hiện các hợp đồng BOT sẽ trải qua 3 bước chính. Đầu tiên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp chúng thầu và được ký kết hợp đồng BOT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc xây dựng các công trình như đã thỏa thuận trong hợp đồng bằng nguồn vốn của họ chứ không phải nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Sau đó khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ được quyền kinh doanh để bù đắp lại khoản chi phí mà họ đã bỏ ra để xây dựng nên công trình đó cùng với mức lợi nhuận mà họ mong muốn đạt được quy định trong hợp đồng. Tức là nhà đầu tư, doanh nghiệp có quyền thu phí của người sử dụng công trình họ đã xây mà điển hình là việc lập các trạm thu phí BOT để thu phí người đi đường. Sau khi hết thời hạn được phép kinh doanh được nêu trong hợp đồng thì nhà đâu tư sẽ chuyển giao lại công trình đó cho nhà nước quản lý, và nhà nước sẽ đưa công trình đó hoạt động vì mục đích công cộng mà không thu phí của người dân.

Cũng do tính chất đặc thù của các dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, nên các dự án BOT thường phải trải qua nhiều bước thẩm định, đánh giá, xét duyệt để đảm bảo tính hiệu quả cho dự án. Bên cạnh đó các chủ đầu tư, doanh nghiệp được chúng thầu thực hiện dự án cũng phải là các doanh nghiệp có năng lực tài chính vững vàng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và phải trải qua các khâu kiểm tra đánh giá nhất định. Trong đó nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về quy trình thực hiện một dự án BOT, cũng như quy định chi tiết nội dung các thỏa thuận cơ bản trong hợp đồng BOT. 

2. Nội dung của hợp đồng BOT

Nội dung của các hợp đồng BOT bao gồm các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong suốt quá trình thực hiện, vận hành dự án. Mỗi bên tham gia vào hợp đồng sẽ có những mục đích khác nhau, do đó, việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên giúp cho việc thực hiện dự án được diễn ra theo đúng mục đích các bên đã đề ra. Nhà đầu tư sẽ có mục tiêu là lợi nhuận thu được từ nguồn tiền thu phí sử dụng công trình họ xây dưng. Nhà nước thì đạt được mục đích về nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Cũng xuất phát từ tính phức tạp trong quá trình thực hiện các dự án BOT, do đó yêu cầu các nội dung nêu trong hợp đồng cần phải thật chi tiết, rõ ràng với rất nhiều trang văn bản. Điển hình là hợp đồng BOT của dự án BOT Cai Lậy được công khai gần đây có độ dài lên tới 77 trang. Các nội dung cơ bản của hợp đồng BOT được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 63/2018/NĐ-CP gồm có: 

Điều 40. Nội dung hợp đồng dự án

1. Căn cứ Mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:

a) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;

b) Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;

c) Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;

d) Giá trị, Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ thực hiện Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có); nguyên tắc xử lý khi quy hoạch của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư trong dự án BT được cấp có thẩm quyền Điều chỉnh dẫn đến giá trị quyền sử dụng đất thay đổi;

đ) Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;

e) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

g) Thi công xây dựng; yêu cầu về kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu, quyết toán công trình dự án hoàn thành;

h) Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;

i) Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;

k) Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay;

l) Phân chia rủi ro và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền (trường hợp ủy quyền ký kết) và nhà đầu tư; nguyên tắc xử lý khi phát sinh tranh chấp; sự kiện bất khả kháng;

m) Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);

n) Luật Điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;

o) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;

p) Các nguyên tắc, Điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;

q) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.

Như vậy, cần căn cứ vào tính chất, mức độ của từng dự án cụ thể thì các bên sẽ có những thỏa thuận trong hợp đồng BOT. Sau đây là mẫu hợp đồng

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm