Buôn bán pháo hoa gây nổ có bị coi là vi phạm pháp luật?

bởi PhuongMai
Buôn bán pháo hoa gây nổ có bị coi là vi phạm pháp luật?

Chỉ còn 03 tháng nữa là kết thúc năm 2021. Chúng ta lại chuẩn bị đón mừng năm mới 2022 với những lời cầu chúc cho một năm mới tốt đẹp hơn. Như một truyền thống mỗi dịp tết đến xuân về; ai ai cũng muốn nghe tiếng pháo như một mốc kết thúc cho năm cũ, chào đón năm mới. Tuy nhiên, đứng trước nhiều hậu quả thiệt hại do sử dụng pháo không được quản lý; Nhà nước đã quyết định đưa ra lệnh quản lý gắt gao với pháo hoa và chỉ tổ chức bắn pháo hoa duy nhất 01 lần trong năm vào đêm giao thừa. Tuy nhiên; những lệnh cấm vẫn bị tìm cách lách qua. Hằng năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn tìm mua pháo hoa được bán chui để tiêu thụ trong Tết. Vậy hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ có thể bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Khoảng 16h30 ngày 14/9; lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An; bắt quả tang đối tượng Trần Hoàng Quân, lái xe ô tô tải BKS 43C-232.76, thu giấu 42 hộp pháo. Quân khai là lái xe tải chạy tuyến TP. Vinh đến TP. Đà Nẵng. Khoảng 5h ngày 14/9/2021, Quân lái xe ô tô đến khu vực ngã tư Song; thuộc TP. Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị. Tại đây Quân gặp và mua 42 hộp pháo (có trọng lượng 70,3kg) của một người đàn ông không quen biết với số tiền 21 triệu đồng. Nhận hàng xong, Quân lái xe ô tô đi về TP. Vinh theo tuyến đường tránh.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ?

Theo đó; hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ được coi là hành vi buôn bán hàng cấm.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ

Hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi sản xuất; mua bán; tàng trữ; vận chuyển trái phép pháo; thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

Xử lý hành chính đối với người sử dụng mà không có hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ

Trách nhiệm hành chính không chỉ đặt ra với người sử dụng pháo hoa gây nổ; mà chính người sử dụng, người tiếp tay cho hoạt động buôn bán pháo hoa có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng cho hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ

Hành vi này còn có thể phải đối mặt với tội sản xuất buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 01 kilogam đến dưới 40 kilogam.
  • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; pháo nổ từ 40 kilogam đến dưới 120 kilogam; tái phạm nguy hiểm.
  • Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm trong trường hợp: phảo nổ 120 kilogam trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết tình huống

Căn cứ vào khối lượng pháo hoa được thu giữ là 70,3 kilogam; có thể thấy mức phạt mà tài xế này phải chịu là phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Bên cạnh đó; có thể căn cứ vào một số hành vi khác như trốn tránh sự kiểm tra của cảnh sát; đi vào đường vắng có thể thấy hành vi buôn bán pháo hoa gây nổ này đã được thực hiện rất nhiều lần. Mức hình phạt chính thức dành cho tài xế này sẽ được cơ quan công an điều tra và làm rõ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Buôn bán pháo hoa gây nổ có bị coi là vi phạm pháp luật?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây cháy nhà có thể bị xử lý không?

Hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây cháy nhà có thể bị xử lý cả về hành chính lẫn hình sự.

Nếu có, hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây cháy nhà có thể bị xử lý như thế nào?

Theo đó; hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây cháy nhà của người khác; nếu thiệt hại không quá lớn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên; nếu hành vi đó gây ra thiệt hại quá lớn; có thể bị xử lý về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Nếu hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi sử dụng pháo hoa gây nổ gây thương tích cho người khác có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do lỗi đối với hành vi này là lỗi cố ý gián tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm