Buôn bán vũ khí quân dụng phạt thế nào?

bởi

Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời là một thành quả to lớn trong quá trình làm luật và hoàn thiện pháp luật ở nước ta. Những tội danh “truyền thống” trong những quy định của Bộ luật Hình sự cũ tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện; bên cạnh những tội danh “mới” ra đời nhằm áp đụng một cách có hiệu quả vào thực tế. Một trong những tội phạm “truyền thống” quen thuộc mà chúng ta thường biết đến là tội buôn lậu vũ khí quân dụng. Vậy tội này là gì? Tội này có những đặc điểm nào? Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ngay sau đây:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Vũ khí quân dụng là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; thì vũ khí quân dụng được hiểu là:

2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ.

Như vậy, vũ khí quân dụng bao gồm những loại sau:

Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn súng trường súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ; súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu; trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến; tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa.

Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Buôn lậu theo quy định của Bộ luật Hình sự là (hành vi) buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015; thì việc buôn bán vũ khí quân dụng trái phép là một tội ghép với tên gọi đầy đủ là “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện quân sự.” (Điều 304, Bộ luật Hình sự 2015).

Cấu thành tội buôn lậu vũ khí quân dụng

Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện quân sự nói chung; và tội buôn lậu vũ khí quân dụng nói riêng; được quy định ở Điều 304 Bộ luật Hình sự có các yếu tố cấu thành tội phạm cơ bản sau:

Mặt khách thể:

Tội buôn lậu vũ khí quân dụng xâm phạm an toàn công cộng chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng.

Mặt khách quan

Hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Mua bán trái phép vũ khí quân dụng là bán hay mua để bán lại; vận chuyển vũ khí quận dụng để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để chế tạo ra vũ khí quân dụng bán lại trái phép; hoặc dùng vũ khí quân dụng,  để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy vũ khí quân dụng.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng; mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là do cố ý; tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép (trừ hành vi chiếm đoạt) nhưng vẫn thực hiện.

Mặt chủ thể

Người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với Khoản 1 Điều 304; và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với khoản 2,3,4 Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015.

Lưu ý: Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được; hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép; thì không thuộc trường hợp phạm tội này. Khi xác định hành vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

Vũ khí quân dụng mà người phạm tội có để bán cho người khác; không phụ thuộc vào nguồn gốc do đâu mà có; không phụ thuộc vào vũ khí quân dụng đó là thật hay giả; còn tác dụng hay đã mất tác dụng.

+ Trong trường hợp không chứng minh được mục đích mua bán trái phép vũ khí quân dụng; tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “ tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”; hay tội “ vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng”; hoặc “ tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng”.

+ Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi chế tạo và kèm theo các hành vi khác; như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng; thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “ tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”; hoặc “ chiếm đoạt, mua bán trái phép vũ khí quân dụng,…”

Tội buôn lậu vũ khí quân dụng bị xử lý thế nào?

Điều 304 Bộ luật Hình sự năm 2015 có tổng cộng 5 khung hình phạt; bao gồm 4 hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung, cụ thể như sau:

Khung hình phạt ở Khoản 1: Người nào chế tạo, tàng trữ; vận chuyển sử dụng, mua bán trái phép; hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

Khung hình phạt ở Khoản 2: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định ở điểm a, b, c,d,đ,e, g, h ở Khoản 2 Điều 304; thì bị phạt tù từ 05 đến 12 năm. Khung hình phạt ở Khoản 3: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp được quy định ở điểm a, b, c, d, đ ở Khoản 3 Điều 304; thì bị phạt tù từ 10 đến 15 năm.

Khung hình phạt ở Khoản 4: Phạm tội thuộc một trong những trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d, đ ở Khoản 4 Điều 304; thì bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Khung hình phạt ở Khoản 5: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Vũ khí gồm những gì?

Câu hỏi thường gặp

Chế tạo vũ khí trái phép dẫn đến hậu quả chết người bị xử lý thế nào?

Tội chế tạo vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao gây hậu quả chết người bị xử lý như sau:
+ Làm chết người bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt hành chính bao nhiêu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau: 
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa; tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp; làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng.

Vi phạm quy định về sản xuất vũ khí quân dụng bị xử lý thế nào?

Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất vũ khí quân dụng; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm