Vũ khí luôn được biết đến là công cụ nguy hiểm, có sức sát thương lớn. Chỉ có những chủ thể nhất định mới được phép sử dụng trong những trường hợp cụ thể dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như phục vụ cho việc thực hiện tội phạm, nhiều đối tượng đã có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí. Vậy theo quy định của pháp luật hình sự, hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh gì và với mức hình phạt như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội tàng trữ vũ khí
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì “Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự”. Vì vậy, khi đề cập đến tội tàng trữ vũ khí, có thể xem xét quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về hai tội danh là:
- Thứ nhất, tội tàng trữ vũ khí quân dụng (Điều 304 Bộ luật Hình sự hiện hành);
- Thứ hai, tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ (Điều 306 Bộ luật Hình sự hiện hành).
Hai tội danh này được quy định có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn công cộng.
Tội tàng trữ vũ khí quân dụng
Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
đ) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
đ) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tàng trữ vũ khí quân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 304 Bộ luật Hình sự hiện hành thì: “Người nào tàng trữ vũ khí quân dụng…”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ thể của tội tàng trữ vũ khí quân dụng là chủ thể thường, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Dấu hiệu khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi khách quan của tội tàng trữ vũ khí quân dụng là hành vi người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi tàng trữ này không nhằm mục đích trao đổi, mua bán, vận chuyển. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì vũ khí quân dụng bao gồm:
- Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
- Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
- Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
- Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Tội tàng trữ vũ khí quân dụng người phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi tàng trữ vũ khí của mình là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Hình phạt đối với tội tàng trữ vũ khí quân sự
Tội tàng trữ vũ khí quân sự quy định 04 khung hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung căn cứ theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 đến 12 năm tù được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức;
- Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 15 năm tù được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
- Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.
Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tội tàng trữ vũ khí quân dụng có mức hình phạt khá cao, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
“Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết người;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Về chủ thể của tội tàng trữ vũ khí súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ có hai điều kiện:
Thứ nhất, chủ thể của tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ được quy định là là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự;
Thứ hai, cũng cần lưu ý căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 306 Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về về một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép, chiếm đoạt vũ khí hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước về vũ khí, công cụ hỗ trợ. Đối tượng tác động của tội phạm là các loại súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự hiện hành thì hành vi khách quan của tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ là hành vi người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, hành vi tàng trữ này không nhằm mục đích trao đổi, mua bán, vận chuyển. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 3 thì Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 thì:
Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ người phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi tàng trữ của mình là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Hình phạt đối với tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ
Tội tàng trữ súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ quy định 03 khung hình phạt chính và 01 hình phạt bổ sung căn cứ theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự hiện hành.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm tù được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Có tổ chức;
- Vật phạm pháp có số lượng lớn;
- Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm tù được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tội tàng trữ vũ khí súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ có mức phạt tù thấp hơn so với tội tàng trữ vũ khí quân dụng với mức hình phạt cao nhất là 07 năm tù.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Vũ khí gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
Vũ khí quân dụng bao gồm:
+ Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp; được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định để thi hành công vụ; bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ; súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang; xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
+ Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp; không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.