Trưng bày đao kiếm trong nhà có phạm luật không?

bởi

Nhiều gia đình có hành vi treo, trưng bày đao kiếm trong nhà. Đối với những loại vũ khí thô sơ nhưng có tính sát thương cao như vậy thì việc trưng bày có vi phạm pháp luật không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
  • Luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn:

1. Được phép trưng bày đao kiếm trong nhà. 

Vũ khí là những vũ khí có tính sát thương cao nếu nó được sử dụng không đúng cách. Bởi vậy, quy định của pháp luật chỉ cho phép sử dụng nó đúng mục đích, an toàn. Bên cạnh đó cũng có những nguyên tắc nhất định để việc sử dụng loại vũ khi này được đảm bảo an toàn. 

Đao kiếm là một loại vũ khí thô sơ theo Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, theo đó: “4. Vũ khí thô là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.”

Việc trưng bày trong nhà chỉ nhằm mục đích triển lãm, trưng bày đồ gia truyền theo phong tục. Ở những nơi vùng Tây Nguyên, người ta thường sử dụng vũ khí thô sơ để trưng bày như truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, việc trưng bày theo mục đích như vậy hoặc tương tự thì sẽ không bị pháp luật cấm. Cụ thể tại  Điều 5 Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ

1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

2. Nghiêm cấm hành vi mua bán vũ khí trái phép. 

Nếu như pháp luật cho phép việc trưng bày vũ khí trong nhà thì việc buôn bán nó một cách có tổ chức, gây ảnh hưởng đến xã hội, có nguy cơ gây thương tích cao thì hành vi này sẽ bị pháp luật cấm. 

Vũ khí được định nghĩa như sau (theo điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ):

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Việc mua bán vũ khí chỉ được cấp phép cho những đối tượng có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Đối tượng này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể, những đối tượng được mua bán vũ khí bao gồm:

“1. Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.

2. Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không.

3. Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.

4. Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.

5. Thanh tra chuyên ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư.

6. Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.

7. Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.

8. Trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh.

9. Các bảo tàng, hãng phim, đơn vị biểu diễn nghệ thuật.”

Tất nhiên, việc mua bán trái phép vũ khí sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. Việc mua bán này sẽ bị xử lý hành chính hoặc hành sự tùy mức độ nguy hiểm hành vi. 

Về xử phạt hành chính, căn cứ theo Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì hành vi Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sẽ bị phạt đến 20 triệu đồng. Cụ thể: 

“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vềan ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.”

Về xử lý hình sự, đối với tội buôn bán vũ khí thô sơ bất hợp pháp, thì người phạm tội có thể bị xử phạt đến 5 năm tù nếu có một trong những tình tiết như có tổ chức, lượng vũ khí buôn bán có số lượng lớn, vận chuyển hàng hóa qua biên giới,…Bên cạnh đó, việc buôn bán vũ khí còn có thể bị phạt bổ sung bằng hình thức phạt tiền đến 50 triệu đồng. Cụ thể: 

“Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Hy vọng bài viết có ích cho bạn. 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm