Buồng hạnh phúc là gì?

bởi
Buồng hạnh phúc là gì?

Nếu không may có người thân rơi vào vòng lao lý thì chắc hẳn mọi người sẽ phải làm quen với khái niệm “Buồng hạnh phúc”. Thực chất thì đây là một danh từ được cán bộ quản giáo và các phạm nhân gọi vui với nhau ám chỉ một phòng riêng của vợ chồng sinh hoạt trong thời gian 24 giờ trong trại giam. Vậy Buồng hạnh phúc là gì? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Buồng hạnh phúc là gì?

“Phòng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Nhìn chung thì đây là phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24 giờ đồng hồ. Về lịch sử, Người có công sáng lập ra buồng hạnh phúc trong trại giam là cụ Hoàng Mai, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát trại giam thời kỳ 1960. Thoạt đầu ý tưởng này đã gặp nhiều ý kiến phản đối quyết liệt.

Có người cho rằng đó là nơi giam giữ những người phạm tội. Vậy tại sao lại để vợ chồng được phép ngủ với nhau ở đó. Nhưng Cục trưởng Hoàng Mai nói rằng đó là sự động viên lớn đối với những người đang cải tạo. Được gặp gia đình, vợ con, họ sẽ yên tâm cải tạo, lao động tích cực hơn nữa để ngày về ngắn lại. Phòng hạnh phúc đầu tiên được ra đời tại trại giam Bất Bạt, Sơn Tây với 5-6 phòng hạnh phúc. Tuy nhiên sau khi bị đánh sập, toàn bộ khu trại đã được nhập về trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên). Do thấy được mặt tích cực của mô hình này thông qua sự tiến bộ của phạm nhân. Nhà 24 giờ đã được khuyến khích áp dụng cho tất cả các trại giam.

Chế độ gặp thân nhân trong buồng hạnh phúc

Việc phạm nhân thăm gặp vợ/ chồng trong “buồng hạnh phúc”. Chính là trường hợp đặc biệt chỉ xảy ra khi phạm nhân đáp ứng một số điều kiện nhất định:

Thứ nhất, phạm nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công.

Đối với phạm nhân, luật thi hành án hình sự chỉ quy định chung là chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của trại giam hoặc lập công. Việc không quy định chi tiết các điều kiện mà chỉ để quy định chung tạo cơ hội cho phạm nhân có thể dễ dàng hơn đáp ứng điều kiện này mà không phạm luật.

Thứ hai, thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù.

Thủ tục thăm gặp phạm nhân

Thăm gặp phạm nhân nói chung hay gặp phạm nhân trong buồng hạnh phúc nói chung. Cần tuân theo những quy định cụ thể.

Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
  • Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
  • Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
  • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ; một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; thời gian gặp trong giờ làm việc; mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam; hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó. Vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Bước 4: Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Buồng hạnh phúc là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đi tù có được hưởng lương hưu không?

Hiện nay, không có quy định nào về việc người chấp hành án phạt tù không được hưởng lương hưu. Chỉ cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên. Người đang chấp hành án phạt từ vẫn được hưởng lương hưu bình thường.
Hơn nữa, tại Điều 108 Luật Bảo hiển xã hội 2014 còn quy định về hồ sợ nhận lương hưu. Đối với người đang chấp hành án phạt tù.

Người đi tù có được nhận con nuôi không?

Bên cạnh quy định về buồng hạnh phúc trong trại giam. Người chưa được xóa án tích về tội có ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác thì không được nhận nuôi con nuôi. Do đó nếu người này đã được xóa án tích với một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em thì có thể nhận con nuôi.

Có được áp dụng hình thức tạm giam đối với phụ nữ có thai không?

Theo quy định tại khoản 4 điều 119 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam thì ” Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;…

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm