Trong thời gian qua, tình hình về tội phạm kinh tế ngày càng diễn biến phức tạp, được diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất, mức độ nghiêm trọng, lảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực kinh tế trọng điểm. Cùng với đó, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của tội phạm kinh tế là: tài chính, ngân hàng, quản lý tài sản công, đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý sử dụng đất đai và các giải pháp chính sách xã hội. Quy mô của các vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế thực sự không nhỏ gây được sự chú ý rộng rãi trong xã hội đặc biết đối với giới kinh doanh. Nhiều thủ đoạn hoạt động về loại hình phạm tội này ngày càng phức tạp, đối tượng luôn tìm mọi cách để luồn lách đối phó với các cơ quan chức năng nên rất khó bị phát hiện.
Ngoài ra, còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ liên quan đến tội phạm kinh tế, tham nhũng có tổ chức xuyên quốc gia cũng như một số tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các loại tội phạm kinh tế theo luật hình sự” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về tội phạm kinh tế
Căn cứ theo định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì có thể hiểu tội phạm kinh tế như sau:
“Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Đặc biệt, tội phạm kinh tế luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Quy định của pháp luật về tội phạm kinh tế
Chương 18 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội phạm về trật tự quản lý kinh tế
Xét theo trình tự thời gian, có thể liệt kê các văn bản quy định tội phạm về kinh tế sau:
1) Sắc luật số 01 năm 1957 quy định tội đầu cơ;
2) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa năm 1970 quy định tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tội vi phạm chế độ tem phiếu dùng vào việc phân phối tài sản xã hội chủ nghĩa;
3) Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân năm 1970 quy định tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng;
4) Pháp lệnh quy định về việc bảo vệ rừng năm 1972; 5) Sắc luật số 03 năm 1976 (trong đó có điều luật quy định tội kinh tế).
Trong Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 , 2015( sửa đổi, bổ sung 2017 ) đều có một chương quy định các tội phạm về kinh tế. Theo Bộ luật hình Sự năm 2015, nhóm tội phạm này có tên là các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế (từ điều 188 đến điều 234) gồm nhiều tội phạm khác nhau. Các tội phạm đó thuộc các nhóm sau:
1) Nhóm tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như tội buôn lậu, tội vận chuyển hàng hóa trái phép , tội sản xuất buôn bán hàng cấm ,….
2) Nhóm các tội trong lĩnh vực thuế tài chính , ngân hàng ví dụ như tội trốn thuế, tội cho vay lặng lãi trong lĩnh vực dân sự….
3) Nhóm tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế như tội vi phạm quy định về cạnh tranh, vi phạm quy định về bán đấu giá,……
Các loại tội phạm kinh tế theo luật hình sự
Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại
Căn cứ tại Điều 188 đến Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) các tội phạm kinh tế trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại được đề cập, cụ thể như sau:
– Tội buôn lậu (Điều 188)
– Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
– Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190)
– Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191)
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193)
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195)
– Tội đầu cơ (Điều 196)
– Tội quảng cáo gian dối (Điều 197)
– Tội lừa dối khách hàng (Điều 198)
– Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (Điều 199)
Tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm
Căn cứ từ Điều 200 đến Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Các loại tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được quy định cụ thể:
– Tội trốn thuế (Điều 200)
– Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201)
– Tội làm, buôn bán tem giả, vé giả (Điều 202)
– Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203)
– Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 204)
– Tội lập quỹ trái phép (Điều 205)
– Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng (Điều 206)
– Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)
– Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác (Điều 208)
– Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209)
– Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210)
– Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)
– Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212)
– Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)
– Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214)
– Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215)
– Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216)
Các tội phạm kinh tế khác xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế
Các tội phạm này được đề cập từ Điều 217 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
– Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217)
– Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218)
– Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)
– Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)
– Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)
– Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)
– Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)
– Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)
– Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225)
– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)
– Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 227)
– Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228)
– Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai (Điều 229)
– Tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 230)
– Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 231)
– Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232)
– Tội vi phạm quy định về quản lý rừng (Điều 233)
– Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234)
Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Đặc trưng của tội phạm kinh tế
Thứ nhất: Đặc trưng “phụ thuộc” và “tránh né” của hành vi phạm tội kinh tế
Có thể thấy mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau thì tội phạm kinh tế cũng có những đặc điểm nền kinh tế lúc bấy giờ. Tội phạm kinh tế phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, công cụ quản lý kinh tế, cơ chế vận hành nền kinh tế của quốc gia trong giai đoạn đó. Khi có chính sách kinh tế mới ra đời, đời sống kinh tế – xã hội xuất hiện một quy định mới, sẽ nảy sinh những hành vi phạm tội kinh tế mới tương ứng.
Tội phạm kinh tế còn thường biểu hiện dưới dạng các hoạt động kinh tế. Các đối tượng phạm tội luôn “tránh né” các chính sách, công cụ và cơ chế quản lý kinh tế. Sự “tránh né” này được thực hiện trên cơ sở am hiểu chính sách, nắm vững công cụ, cơ chế quản lý kinh tế và thành thạo trong tổ chức thực hiện hành vi phạm tội tế.
Thứ hai: Tội phạm kinh tế có thủ đoạn rất tinh vi.
Có thể thấy tội phạm kinh tế mang đặc trưng của nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều hành vi phạm tội đa dạng và tinh vi hơn. . Sự tinh vi, xảo quyệt của tội phạm kinh tế phụ thuộc vào yếu tố như kết cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, chính sách tài chính, tiền tệ, đầu tư, quan hệ cung cầu… của một quốc gia.
Ngoài ra, phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế thường xuất phát từ những nền kinh tế tương đối phát triển, thông qua sự thâm nhập, mô phỏng, mà lây lan, phát tán đến các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn của nước ta, sau đó dẫn đến các phản ứng dây chuyền, lan tỏa đến các thành phố kém phát triển hơn và vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, có thể thấy ngày càng nhiều tội phạm kinh tế là những người có chức quyền, tội phạm kinh tế lợi dụng những khe hở của cơ chế, chính sách để trục lợi. có quy mô, có sự móc nối của những “thế lực ngầm” và trong một thời gian khá dài nên công an kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra. Các đối tượng tội phạm kinh tế thường tập trung tại các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao như : ngân hàng, xây dựng, bất động sản….
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản theo quy định 2022
- Xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định
- Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Các loại tội phạm kinh tế theo luật hình sự”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến mẫu giấy khai sinh bằng tiếng anh, bản sao giấy khai sinh mới nhất, số định danh cá nhân trên giấy khai sinh, phí thẩm định cấp giấy phép môi trường của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Tội phạm quốc tế là người thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới những vấn đề sau:
– Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thỗ Tổ quốc
– Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức.
– Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
Tội phạm kinh tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Đó là tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
Với hành vi này, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng như sau:
*Khung 1:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với:
Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
*Khung 2:
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với:
Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có tính tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi, chuyên nghiệp và tái phạm nguy hiểm với mức gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
*Khung 3:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.