Đèn tín hiệu giao thông ở các nước là một văn minh, tuy nhiên, về đến Việt Nam, nhiều người lại chẳng xem nó ra gì. Hành vi vượt đèn đỏ trở nên phổ biến và tất nhiên, đây là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, có phải trong các trường hợp , vượt đèn đỏ cũng bị phạt hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn:
1. Vượt đèn đỏ là hành vi trái pháp luật.
Mục đích của đèn tín hiệu giao thông là phân bổ luồng đường một các có trật tự. Nhất là những giờ cao điểm để tránh ùn tắc cũng như là nguy hiểm cho người tham gia điều khiển phương tiện. Quy định rõ tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 như sau:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
…
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Như vậy, khi tham gia trên đường, nếu gặp đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện không được tiếp tục di chuyển mà phải dừng xe. Việc dừng xe được thực hiện trước vạch dừng xe. Trường hợp không có vạch thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Bởi vậy, hành vi cố tình vượt đèn đỏ là hành vi trái pháp luật.
2. Mức phạt cho hành vi vượt đèn đỏ
Tham gia giao thông thì ngoài tín hiệu của cảnh sát giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông và đèn tín hiệu giao thông. Bởi vậy, nếu gặp đèn đỏ thì phải dừng phương tiện. Và chắc chắn rồi, hành vi vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì việc xử phạt đối với hành vi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông sẽ tùy thuộc vào loại phương tiện mà người điều khiển vi phạm.
- Đối với xe ô tô mức xử phạt sẽ từ 1,2 triệu đồng – 02 triệu đồng
- Đối với xe máy; Xe gắn máy; Xe máy điện mức xử phạt sẽ từ 300.000 đồng – 400.000 đồng
- Đối với Xe Máy kéo;Xe máy chuyên dùng mức xử phạt sẽ từ 400.000 đồng – 600.000 đồng
- Đối với Xe đạp;Xe đạp máy; Xe thô sơ khác mức xử phạt sẽ từ 60.000 đồng – 80.000 đồng
- Đối với người đi bộ mức xử phạt sẽ từ 50.000 đồng – 60.000 đồng
3. Những trường hợp vượt đèn đỏ không bị phạt
Tuy việc vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật thì luôn linh hoạt. Nếu xuất phát từ nguyên nhân “đúng luật” thì việc vượt đèn đỏ là được phép. Theo đó, căn cứ vào Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008, sửa đổi 2018 và Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì có 4 trường hợp người điều khiển được phép vượt đèn đỏ.
- Theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông: nếu cảnh sát giao thông hướng dẫn cho phép được đi thẳng khi có đèn đỏ thì người đi đường phải chấp hành sự điều khiển này. Như đã phân tích ở trên, bên cạnh việc tuân thủ đèn tín hiệu thì tín hiệu của cảnh sát giao thông cũng là một kênh để người điều khiển tuân thủ
- Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng; Do sự kiện bất ngờ; Do sự kiện bất khả kháng;
- Vượt đèn đỏ do người không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi gây ra thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Xe cứu thương trong thời gian cấp cứu.
Như vậy, nếu việc vượt đèn đỏ xuất phát từ các nguyên nhân trên thì người điều khiển phương tiện sẽ không bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính. Nắm rõ luật để không bị xử phạt và gây hậu quả nghiêm trọng trong những lần vượt đèn đỏ chính đáng là một điều cần thiết!
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Các trường hợp vượt đèn đỏ mà không bị phạt? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.