Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo LUẬT MỚI NHẤT

bởi Luật Sư X
Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu theo LUẬT MỚI NHẤT

Khi tham gia giao thông, rất nhiều người vì muốn nhanh mà sẵn sàng vượt đèn đỏ, dù biết là phạm luật. Nhưng đa số không biết rằng, hành vi vượt đèn đỏ có thể bị phạt đến 2 triệu đồng!

Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 06/2016/BGTVT

Nội dung tư vấn

1. Đèn đỏ bắt buộc phải dừng lại

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT thì đèn tín hiệu giao thông có ba màu chủ đạo: Đỏ, vàng, xanh, với hai cách sắp xếp:

  • Nằm dọc: Màu đỏ trên cùng, màu vàng ở giữa và màu xanh cuối cùng
  • Nằm ngang: Màu đỏ phía tay trái, màu vàng ở giữa và màu xanh cuối cùng

Ý nghĩa của từng màu đèn như sau:

  • Tín hiệu xanh: cho phép đi
  • Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
  • Tín hiệu vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn“Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.

2. Mức phạt vượt đèn đỏ

Vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm giao thông và bị xử phạt theo Điều 5 và 6 nghị định 46/2016/NĐ-CP và hiện tại là Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Tùy theo phương tiện tham gia giao thông là ô tô hay xe máy mà mức phạt sẽ khác nhau, cụ thể:

Với ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu:

Trước đây, mức xử phạt đối với ô tô vượt đèn đỏ cao nhất chỉ 2 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

5. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Tuy nhiên, trước tình hình vượt đèn đỏ diễn biến phức tạp và gây nên nhiều vụ va chạm có tính chất nghiêm trọng nên tại Luật mới đã quy định tăng mức phạt hơn lên con số cao nhất là 5 triệu đồng:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Với xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì khi vượt đèn đỏ xe máy chỉ bị phạt từ 300 – 400 nghìn đồng. Tuy nhiên tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đã được tăng lên gấp đôi khi phạt cao nhất tới 1 triệu đồng:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Cần lưu ý là khi dừng xe phải dừng trước vạch kẻ đường. Nếu chèn vạch, lấn vạch, vượt quá vạch khi dừng đèn đỏ thì bạn cũng hoàn toàn có thể bị xử phạt. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết:

3. Xử lý hình sự với hành vi nghiêm trọng

Trong trường hợp lái xe vượt đèn đỏ gây ra tai nạn nghiêm trọng thì người lái xe hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự theo điều 260 Bộ luật hình sự:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

….

Hình phạt nặng nhất cho người vi phạm có thể lên đến 15 năm tù giam, cấm đảm nhiệm chức vụ và làm công việc nhất định đến 5 năm.

Luôn ghi nhớ chấp hành đúng luật giao thông các bạn nhé. 

Hi vọng bài viết sẽ có X. Liên hệ tư vấn 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm