Căn cứ:
- Nghị định 56/2018/NĐ-CP
- Luật đường sắt 2017
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Hành lang an toàn đường sắt là gì? Căn cứ khoản 2, 3 Điều 3 nghị định 56/2018/NĐ-CP đưa ra định nghĩa hai hình thức của hành lang an toàn đường sắt như sau:
Hành lang an toàn đường sắt:
- Là một vùng được xác định cụ thể và liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
- Để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang:
- Là một vùng được xác định cụ thể bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực đường ngang.
- Để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang.
Mục đích chung:
Phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông.
Điều 3. Giải thích từ ngữ … 2. Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông. 3. Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang là vùng đất, khoảng không, vùng nước bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực đường ngang để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông. …
Ngoài ra, phạm vi dải đất bảo vệ hai bên hành lang đường sắt được xác định như sau:
- 7 mét tính từ mép ngoài của ray trở ra đối với nền đường không đắp, không đào.
- 5 mét tính từ chân nền đường đắp.
2. Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt Căn cứ các khoản tại Điều 9 luật đường sắt 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt, nói cách khác là các vi phạm về hành lang đường sắt, về cơ bản có 6 vi phạm thường thấy như sau:
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt 1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt. 2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. 3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. … 6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh. … 8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. … 10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ
- Phá hoại công trình đường sắt như đường ray, thanh chắn, hàng rào bảo vệ tại khu vực hành lang đường sắt. Đây là trường hợp rất hay diễn ra ở nhiều nơi có công trình đường sắt chạy qua nhất là những nơi ít dân cư. Các đối tượng hay hướng đến phá hoại đường sắt để kiếm lợi nhuận từ thanh ray, hàng rào sắt,…
- Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để mua bán, kinh doanh. Hiện tượng này thường xảy ra tại các điểm gần nhà ga hoặc gần khu đông dân cư. Người dân tự ý xây dựng hàng quán lấn chiếm diện tích hoặc mở những quán ăn vỉa hè. Người dân không ý thức được sự nguy hiểm của việc xây dựng trái phép hay hàng quán vỉa hè tại hành lang an toàn này.
- Tự mở lối đi qua đường sắt khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, xây dựng trái phép các công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt. Trường hợp mở lối đi thường xuyên diễn ra ở những khu vực đường sắt chạy ngang qua ngõ hoặc qua cửa nhà dân. Người dân phần nào vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm và vẫn liên tiếp làm dù cơ quan chức năng đã vào làm việc.
- Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm. Khi có tín hiệu cấm nghĩa là tàu hỏa đang chuẩn bị đi qua khu vực đó nên yêu cầu các phương tiện dừng lại, tuy nhiên thì một bộ phận nhỏ những người tham gia giao thông không có ý thức dừng đỗ xe nên rất nguy hiểm và đã sảy ra khá nhiều tai nạn chỉ vì hành vi vượt qua đường sắt
- Chăn thả động vật hay tụ họp trên đường sắt trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ.
3. Xử lí khi vi phạm Theo đó, căn cứ Điều 69 nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt, phạt tiền lên đến 200.000 đồng khi có hành vi bán hàng rong trên tàu, dưới ga hoặc dưới hành lang an toàn đường sắt, phạt tiền lên tới 500.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga cụ thể như tụ tập buôn bán, họp chợ gây mất trật tự an toàn giao thông đường sắt tùy vào mức độ vi phạm.
Điều 69. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định khác có liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Bán hàng rong trên tàu, dưới ga; … 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Gây mất trật tự, an toàn trên tàu, dưới ga; …
Vậy nên khi nhà gần đường ray hoặc khi tham gia giao thông các bạn nên chú ý để không vi phạm vào hành lang an toàn đường sắt nhé.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Các vi phạm về hành lang an toàn đường sắt. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.