Lâu nay, tư tưởng thuận lợi nghỉ hưu là đã “hạ cánh an toàn” còn khá phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, liệu có thật sự như vậy không? Đã nghỉ hưu, liệu cán bộ, công chức có còn phải chịu trách nhiệm về sai phạm trước đây hay không? Trong bài này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Nghị định 112/2020 Quy định về xử lý kỷ luật cán bộ công chức viên chức
Nội dung tư vấn
Thế nào là cán bộ, công chức?
Căn cứ Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
– Cán bộ là công dân Việt Nam; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Công chức là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập).
Hình thức kỷ luật cán bộ công chức
Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ công chức như sau
– Đối với cán bộ có 4 hình thức kỷ luật; lần lượt từ mức độ kỷ luật nhẹ đến nặng như sau: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
– Hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc.
– Đối với hình thức kỷ luật công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; lần lượt từ mức độ kỷ luật nhẹ đến nặng như sau: khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Như vậy tùy theo mức độ sai phạm cán bộ công chức sẽ có hình thức kỷ luật khác nhau. Với cán bộ thì hình thức kỉ luật cao nhất là bãi nhiệm; còn đối với công chức thì hình thức kỷ luật cao nhất là buộc thôi việc.
Đối với cán bộ, công chức là Đảng viên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 102-QĐ/TW, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật theo quy định.
Theo đó, Đảng viên vi phạm phải chịu hình thức xử lý nào thì áp dụng hình thức đó, không được áp dụng hình thức nhẹ hơn.
Đặc biệt: Kỷ luật Đảng không thay thế các hình thức xử lý khác của pháp luật.
Đối với các trường hợp khác
Tại Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14, người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Như vậy, dù cán bộ, công chức đã nghỉ hưu thì nếu có hành vi tham nhũng đều bị xử lý kỷ luật.
Dù Luật Cán bộ, công chức hiện nay chưa có quy định nào về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu nhưng trong dự thảo sửa đổi, bổ sung luật này đã bổ sung thêm quy định này.
Theo đó, cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải chịu một trong các hình thức kỷ luật:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm.
Có thể thấy, việc bổ sung quy định này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Bởi thực tế, trong thời gian đang công tác có rất nhiều cán bộ, công chức có hành vi vi phạm nhưng chưa được phát hiện và xử lý.
Ngoài ra, việc bổ sung quy định này cũng nhằm thống nhất quy định về xử lý cán bộ, công chức đã nghỉ hưu với Luật Phòng, chống tham nhũng, Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm…
Như vậy, hiện nay, cán bộ, công chức vẫn có thể bị xử lý kỷ luật nếu đã về hưu.
Trường hợp nào sẽ kỷ luật cán bộ công chức bằng hình thức cách chức?
Căn cứ điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm.
Thứ hai, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng; đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Thứ ba, có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc; người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ:
Thứ tư, sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Căn cứ khoản 1 điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.
Kỷ luật cách chức cán bộ công chức vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Kỷ luật cách chức cán bộ công chức có hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc thuộc một trong các trường hợp sau:
– Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
– Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
– Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
– Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ; quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
– Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;
– Vi phạm quy định pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Hy vọng bài viết hữu ích cho ban!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏ thường gặp:
Căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 quy định về viên chức như sau:
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.“
Theo Điều 9 Luật Cán bộ công chức thì Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định:
Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.