Tội tham nhũng

bởi

Xã hội ngày càng hiện đại, cuộc sống ngày càng được nâng cao, nạn tham nhũng cũng theo đà đó mà lan tràn và tinh vi đến mức đe dọa phá hoại cơ cấu xã hội. Việc hối lộ đặc biệt lan tràn trong giới thương mại. Không một ngày nào trên mặt báo không đưa tin về tình trạng tham nhũng, hối lộ của một số quan chức từ cấp cơ sở đến các bộ ngành Trung ương hoặc giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước. Vậy tội tham nhũng là gì? Phạm tội tham nhũng bị xử phạt như thế nào?  Luật sư X xin tư vấn cho bạn như sau. 

Căn cứ:

Nội dung tư vấn 

1.Tội tham nhũng là gì? 

Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Người có chức vụ nói trên là người được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc các hình thức khác, có hưởng lương hoặc không có hưởng lương, được giao thực hiện công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong thực hiện công vụ. 

Người có chức vụ, quyền hạn là những người nắm trong tay những thông tin, bí mật nhà nước, cũng là người thực thi công vụ, quyền hạn của nhà nước. Bởi tính đặc thù như vậy, mà pháp luật quy định, chủ thể đặc biệt này không được làm những công việc nhất định dễ gây ra tình trạng lạm quyền, tham nhũng. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau:

  • Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc: Ở đây có nghĩa là cản trở, gây khó khăn trong quá trình giải quyết công việc nhằm trục lợi cá nhân.
  • Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạncông ty cổ phầncông ty hợp danhhợp tác xã, trừ khi luật có quy định khác. Điều 18 Luật doanh nghiệp đã quy định các trường hợp cá nhân/tổ chức không được thành lập, quản lý doanh nghiệp trong đó có cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ công chức, viên chức. Bởi việc quản lý và thành lập doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến việc lạm dụng chức vụ, biến công việc thành sân sau để kinh doanh.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết: Việc tư vấn nhằm trục lợi, tham nhũng cũng là nguyên nhân tại sao hành vi này lại bị cấm. 
  • Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ:
  • Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Những việc khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Thực ra, tham nhũng không phải là tên một loại tội phạm cụ thể, mà lại chính là một nhóm các tội phạm liên quan đến chức vụ quyền hạn được quy định tại bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Các hành vi tham nhũng cụ thể như sau: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi.

2. Dấu hiệu pháp lí của nhóm tội tham nhũng.

Chủ thể

Đối với tội phạm tham nhũng, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội.Cũng như chủ thể của tội phạm khác, chủ thể của tội tham nhũng cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, đối với tội tham nhũng, chủ thể ở đây là chủ thể đặc biệt. Ngoài hai đấu hiệu nêu trên, còn cần thêm dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ quyền hạn. Nói cách khác, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

  • Trước hết người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn. Người có chức vụ quyền  hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ. Người có chức vụ quyền hạn thông thường nhận lương từ ngân sách nhà nước, trong trường hợp đặc biệt họ có thể không nhận lương. Người có chức vụ quyền hạn được nhà nước giao thực hiện một công vụ nhất định, họ có những quyền năng và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến công vụ được nhà nước giao. 
  • Chủ thể của tội tham nhũng có quyền hạn khi thực hiện công vụ. Người phạm tội có thể được giao thực hiện công vụ thường xuyên, lâu dài hoặc chỉ được giao thực hiện trong một thời hạn nhất định. Người phạm tội đã lợi dụng, lạm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng, có thể thấy các hình thức có chức vụ quyền hạn như:
    • Người đại diện chính quyền;
    • Người thực hiện chức năng hành chính kinh tế;
    • Người thực hiện chức năng tổ chức quản lí;
    • Người làm công việc thuần túy chuyên môn kĩ thuật.
  • Chủ thể của của các tội tham nhũng là chủ thể đặc biệt, tức chỉ những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện tội phạm. Tuy nhiên khẳng định này chỉ đúng với vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể là người không có chức vụ quyền hạn nhưng họ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành thì nhất định là người có chức vụ, quyền hạn.

Khách thể

Khách thể của tội tham nhũng là những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội là hoạt động thực hiện theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước thực thi quyền hạn của mình trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các hành vi này làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Mặt khách quan

  • Mặt khách quan của các tội phạm tham nhũng được đặc trưng bởi hành vi của người có chức vụ quyền hạn lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình xâm phạm đến sự đúng đắn uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra nhũng thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân
  • Hậu quả:
    • Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lí bắt buộc, cụ thể là hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, ví dụ như cấu thành tội phạm của tội tham ô. Đối với nhóm tội phạm này, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lí bắt buộc. 
    • Ngoài ra, một số hậu quả khác không phải là dấu hiệu bắt buộc mà lại là yếu tố quyết định trong việc định khung hình phạt như hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có những thiệt hại về vật chất, có thiệt hại phi vật chất.

Mặt chủ quan:

  • Lỗi: Trong số các tội phạm về tham nhũng, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Có thể thấy, không có trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích chung mà lại được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra. Cũng không có trường hợp nào người có chức vụ quyền hạn lại vô ý tham ô tài sản cả. 
  • Động cơ: Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại chưa cấu thành tội phạm này. Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của tổ chức mà mình tham gia. Thực tiễn xét xử cho thấy xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội. Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì tình cảm cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội.

3.Những tội phạm về tham nhũng cụ thể.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể thấy, các tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng bao gồm 6 tội cụ thể sau đây: 

Những tội phạm được liệt kê trên đã được Luật sư X phân tích chi tiết, cụ thể trong từng bài viết. Nếu muốn tìm hiểu rõ ràng hơn về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan cũng như hình phạt của từng tội phạm, đừng ngần ngại bấm vào link mình đã đính kèm sẵn tại tên từng tội phạm cụ thể phía trên nhé. 

Hi vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm