Những điều cần biết khi Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực

bởi Luật Sư X
tham nhũng

1/7/2019 là cột mốc khiến Luật phòng chống tham nhũng 2018 có hiệu lực. Kế thừa những quy định tại Luật phòng chống tham nhũng 2015, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã có những quy định mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Nội dung tư vấn:

1. Những việc người có chức vụ, quyền hạn không được làm

Người có chức vụ, quyền hạn là những người nắm trong tay những thông tin, bí mật nhà nước, cũng là người thực thi công vụ, quyền hạn của nhà nước. Bởi tính đặc thù như vậy, mà pháp luật quy định, chủ thể đặc biệt này không được làm những công việc nhất định dễ gây ra tình trạng lạm quyền, tham nhũng. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau:

  • Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc: Ở đây có nghĩa là cản trở, gây khó khăn trong quá trình giải quyết công việc nhằm trục lợi cá nhân.
  • Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ khi luật có quy định khác: Điều 18 Luật doanh nghiệp đã quy định các trường hợp cá nhân/tổ chức không được thành lập, quản lý doanh nghiệp trong đó có cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ công chức, viên chức. Bởi việc quản lý và thành lập doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến việc lạm dụng chức vụ, biến công việc thành sân sau để kinh doanh.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết: Việc tư vấn nhằm trục lợi, tham nhũng cũng là nguyên nhân tại sao hành vi này lại bị cấm. 
  • Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ:
  • Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Những việc khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

 Được quy định cụ thể tại Theo khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018,

Điều 20. Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;

đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

2. Phải chuyển đổi công tác 

Nhằm tránh những hành vi lạm dụng chức vụ để trục lợi, tham nhũng, những vị trí công tác đặc biệt sẽ được quy định chuyển đội vị trí công tác. Căn cứ tại Điều 25 của Luật nêu rõ, đối tượng phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là những người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến:

  • Tổ chức cán bộ
  • Quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công
  • Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Với những vị trí này, cán bộ phải chuyển công tác trong thời hạn 02-05 năm. Tùy thuộc vào đặ thù của từng ngành. Kế hoạch chuyển đổi sẽ được ban hành và công khai. 

Điều 25. Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi

1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.

2. Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

3. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí phải định kỳ chuyển đổi công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người có chức vụ, quyền hạn đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi.

4. Chính phủ quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định chi tiết vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

3. Không nhận quà dưới mọi hình thức

Nhận quà của người khác để đáp ứng một yêu cầu nào đó liên quan đến nghiệp vụ của người đưa quà là hành vi nhận hối lộ và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Bởi vậy, việc nhận quà chính là một trong những hành vi bị cấm cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống tham nhũng 2018

Điều 22. Tặng quà và nhận quà tặng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

4. Toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức đều phải kê khai tài sản

Kê khai tài sản là một trong những quy định nhằm phát hiện, kiểm tra dấu hiệu vi phạm tiêu cực, góp phần phòng chống tham nhũng. Bởi vậy,  Căn cứ vào Điều 34 của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được mở rộng tới các đối tượng sau:

  • Cán bộ, công chức;
  • Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp;
  • Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Việc kê khai tài sản, kê khai những gì cũng được pháp luật quy định rõ bao gồm những tài sản có giá trị lớn. Theo Điều 35, các loại tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:

  • Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
  • Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
  • Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
  • Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm