Sĩ quan có được thành lập công ty hay không?

bởi Vudinhha

Sau khi ra trường, học viên các trường quân đội sẽ trở thành Sĩ quan và được phân công công tác tại các đơn vị. Như vậy thì, ngoài việc hưởng lương nhà nước, Liệu các Sĩ quan trẻ có được mở công ty riêng để kinh doanh kiếm thêm thu nhập không nhỉ?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Sĩ quan là gì?

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được định nghĩa là cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ hoạt động trong lĩnh vực quân sự. 

Như vậy, sau khi được đào tạo học viên tại các trường quân đội, quân nhân ra trường sẽ trở thành Cán bộ Sĩ quan. Làm việc tại các đơn vị vũ trang nhân dân, quân đội,… theo sự phân công của cấp trên. 

2. Sĩ quan không được thành lập và quản lý công ty!

Luật doanh nghiệp 2014 cho phép mọi công dân được quyền thành lập doanh nghiệp trừ một số trường hợp chủ thể đặc biệt. Các chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp này thường là nhưng người làm trong các cơ quan nhà nước. Việc pháp luật quy định như vậy nhằm tránh việc các chủ thể này biến việc kinh doanh thành công cụ thể lạm quyền và tham nhũng. Bởi vì, những đối tượng này thường là những người có chức vụ, quyền hạn quản lý trong một số lĩnh vực nhất định. 

Đối với Sĩ quan, đây cũng là một đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định cụ thể  tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp như sau:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

…..

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

……

Theo quy định trên, nếu bạn là Sĩ quan thì không được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp để kinh doanh đâu nhé. 

Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng bị cấm hoặc hạn chế thành lập doanh nghiệp như: 

3. Sĩ quan có quyền được góp vốn, mua cổ phần !

Theo quy định của pháp luật, mặc dù không được thành lập hay quản lý doanh nghiệp nhưng Sĩ quan lại được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014:

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Tuy được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh nhưng, khi tham gia góp vốn, Sĩ quan vẫn phải tuân theo nguyên tắc “không được làm quản lý khi tham gia góp vốn” được quy định tại Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005: 

1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:

…..

b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

……

6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. “

Nhằm tránh việc lợi dụng việc nước, trục lợi cá nhân, pháp luật quy định đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp như vậy rất hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế thì những công ty của Sĩ quan vẫn được thành lập bằng một cách nào đó.
Việc tham gia góp vốn của Sĩ quan cũng giới hạn đối với từng loại hình doanh nghiệp. Sĩ quan sẽ chỉ được tham gia góp vốn đối với một số loại hình doanh nghiệp với những vị trí nhất định không có quyền quản lý, bao gồm:           

  • Đối với công ty cổ phần, Sĩ quan chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn.               
  • Đối với công ty hợp danh, Sĩ quan chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn. 
  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn, Sĩ quan không được góp vốn vào loại hình này. Vì theo quy định, việc góp vốn vào công ty Trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn sẽ trở thành người có quyền quản lý. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm