Cán bộ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
cán bộ ngân hàng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Xã hội ngày càng phát triển; các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi và khó tránh; niềm tin trong thời điểm này là vô giá trị. Bởi luôn có những người lợi dụng lòng tin của chúng ta để nhằm mục đích không tốt. Chính vì vậy, phải luôn biết cách tự bảo vệ những gì thuộc về mình; không được để lộ ra sơ hở cho người khác lợi dụng. Mới đây; vụ việc “cán bộ ngân hàng lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang gây xôn xao dư luận”. Vậy hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý ra sao? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Bị can trong vụ việc là Huỳnh Tấn Luật (48 tuổi; nguyên trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại). Mẹ của Luật có chơi thân với bà Kiên (một nữ đại gia sống tại quận 11). Biết bà Kiên có nhiều tiền tiết kiệm; Luật nhờ bà Kiên gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của mình để giúp tăng doanh số. Do lượng tiền gửi lớn; ngân hàng cho phép Luật tới nhà bà Kiên thực hiện giao dịch. Do tin tưởng; bà Kiên thường ký sẵn vào những biểu mẫu chưa ghi gì; và để Luật tự điền những thông tin còn lại. Sau đó, lợi dụng lòng tin của bà Kiên; Luật vay tiền của bà Kiện và lợi dụng việc bà Kiên ký sẵn vào biểu mẫu trắng; Luật là giả biên nhận đã trả hết tiền cho bà Kiên. Đồng thời còn làm giả bà Kiên đã vay nợ của Luật, nhắn tin yêu cầu và Kiên trả nợ.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Là hành vi lợi dụng sự tin tưởng của người khác với mình; hoặc với chức vụ của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người đó.

Cán bộ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?

Hình phạt chính

Với hành vi này; theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); người thực hiện hành vi này có thể phải chịu các hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: vạy, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều kiện để HĐXX phúc thẩm vụ án đưa ra mức hình phạt tăng nặng so với mức hình phạt sơ thẩm

Nếu sau quyết định tại tòa án sơ thẩm; bị hại, bị cáo có kháng cáo; Viện kiểm sát có kháng nghị với bản án sơ thẩm; tòa phúc thẩm sẽ được mở ra. HĐXX phúc thẩm có quyền ra một trong các quyết định sau: quyết định không chấp nhận kháng cao, kháng nghị và giữa nguyên bản án sơ thẩm; quyết định sửa bản án sơ thẩm; quyết định hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra hoặc xét xử lại; quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Trong đó, theo quy định tại Điều 357; HĐXX sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng khi đáp ứng đủ hai điều kiện:

Một, có kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của của Viện kiểm sát.

Hai, có căn cứ cho rằng có thể sửa bản án theo hướng tăng nặng.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, bị cáo Luật đã chịu mức án 20 năm tù cho hành vi của mình. Tuy nhiên, bị hại là bà Kiên đã làm đơn xin kháng cáo vụ án này; yêu cầu làm rõ vai trò của những người thân thích của ông Luật trong quá trình lừa tiền bà Kiên. Cơ quan điều tra xét thấy người thân thích của ông Luật không có liên quan đến vụ việc này; ra quyết định không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ án “Cán bộ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ án hoặc có những vấn đề pháp lý cần giải quyết; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu xác định được người thân có tham gia chiếm đoạt tài sản của bị hại cùng bị cáo; người thân của bị cáo có thể bị xử lý về tội danh gì?

Nếu xác định được người thân của bị cáo có tham gia chiếm đoạt tài sản của bị hại; người thân của bị cáo sẽ bị xử đồng phạm về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nếu bị cáo chiếm đoạt tài sản của nhiều người; số tài sản dùng để định khung hình phạt cho bị cáo là tài sản của từng người hay tổng tài sản của toàn bộ bị hại cộng lại?

Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nếu bị cáo chiếm đoạt tài sản của nhiều người; tổng giá trị tài sản dùng để định khung hình phạt cho bị cáo là tổng giá trị tài sản của những người bị hại cộng lại.

Thế nào là hành vi chiếm giữ tài sản trái phép?

Hành vi chiếm giữ tài sản trái phép là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm