Cha mẹ phạm tội phải ngồi tù đó là nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Tuy nhiên, con cái được sinh ra lại không có lỗi. Nó có đầy đủ quyền để được khai sinh là công dân Việt Nam. Bởi giấy khai sinh là một giấy tờ hộ tịch gốc và quan trọng với mỗi người. Vậy, cha mẹ ở tù thì đăng ký khai sinh cho con như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cha mẹ trong tù có được khai sinh?
Khai sinh là quyền của mọi cá nhân. Pháp luật quy định, nếu con sinh ra; thì sau 24 giờ phải tiến hành khai sinh cho con. Nếu con chết trước 24 giờ thì không phải khai sinh. Tuy nhiên, vì có thể bố mẹ vẫn muốn con mình được công nhận là một thành viên trong gia đình về mặt pháp lý; bố mẹ có thể yêu cầu khai sinh kể cả khi con chết trong 24h.
Điều 30 bộ luật dân sự đã có quy định về quyền được khai sinh, khai tử của cá nhân như sau:
- Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
- Cá nhân chết phải được khai tử.
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ 24 giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử; trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
- Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Chiếu theo Điều 15 Luật Hộ tịch; trong thời hạn 60 ngày thì, những người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho con.
Những chủ thể này là bố mẹ; ông hoặc bà; người thân thích khác; Cá nhân; tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em. Đối với trường hợp không phải là bố, mẹ thì việc người thân đi khai sinh phải có giấy ủy quyền; giấy tờ chứng minh quan hệ thân thích. Văn bản ủy quyền phải được công chứng nếu trường hợp người được ủy quyền không có quan hệ thân thích với người được khai sinh.
Như vậy, dựa trên nghĩa vụ khai sinh cho con đó; bố mẹ và những người có trách nhiệm liên quan phải thực hiện đăng ký khai sinh cho con kể cả là khi bố mẹ đang ngồi tù.
Thủ tục khai sinh cho con khi có cha mẹ ngồi tù
Theo như phân tích ở trên, có 2 phương án để tù nhân có thể khai sinh cho con khi đang chịu hình phạt tù.
- Ủy quyền người khác khai sinh
- Khai sinh theo thủ tục lưu động.
Thứ nhất, đối với thủ tục khai sinh lưu động. Đây là trường hợp đặc biệt; Nữ tù không được tạm đình chỉ chấp hành án mà đang mang thai và sinh con dưới 36 tháng tuổi vẫn được quyền khai sinh cho con theo thủ tục lưu động. Theo đó, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Được quy định cụ thể tại điều 45 Luật thi hành án hình sự.
Thứ hai, ủy quyền khai sinh. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha; mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì có thể ủy quyền cho các đối tượng sau khai sinh:
Ông; bà; người thân thích khác: việc ủy quyền cho ông bà người thân thì không phải thực hiện công chứng; chứng thực. Tuy nhiên nếu người được ủy quyền không có quan hệ thân thích; việc ủy quyền phải được công chứng, chứng thực.
Thủ tục đăng ký khai sinh lưu động
Việc đăng ký khai sinh lưu động có lẽ là một lựa chọn khá tốt trong trường hợp khai sinh cho con đối với bố/mẹ đang chấp hành án phạt tù. Tạo điều kiện tốt nhất cho việc khai sinh cho em bé. Quyền khai sinh theo thủ tục lưu động cho người chấp hành án phạt tù theo quy định.
Cũng giống như các thủ tục về hộ tịch khác như trích lục kết hôn, xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì việc đăng ký khai sinh lưu động cũng cần thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã chuẩn bị đầy đủ các loại mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiếtTại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, cán bộ công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai, kiểm tra các giấy tờ theo quy định, viết phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch, ghi nội dung đăng ký vào sổ hộ tịch.
- Bước 3: Sau khi được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký giấy tờ hộ tịch thì. Trong thời hạn 05 ngày, công chức tư pháp – hộ tịch đem theo giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch trả kết quả cho người yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu động; hướng dẫn người yêu cầu ký, ghi rõ họ, tên đệm, tên vào sổ hộ tịch theo quy định.
Mời bạn đọc xem thêm
- Làm lại giấy khai sinh khi mất hết hồ sơ hộ tịch?
- Đăng ký khai sinh cho trẻ do mang thai hộ được thực hiện như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Cha, mẹ trong tù, đăng ký khai sinh cho con thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về và các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Vì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Do đó, Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nếu có thay đổi; sai sót cần chỉnh sửa thì người có quyền yêu cầu thay đổi; cải chính giấy khai sinh có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Trường hợp bị mất giấy khai sinh thì hoàn toàn có thể xin cấp lại. Trường hợp bạn muốn đăng ký lại giấy khai sinh thì phải đáp ứng điều kiện; cụ thể việc đăng ký khai sinh diễn ra trước ngày 1/1/2016 nhưng sổ hộ tịch; bản chính giấy tờ hộ tịch của bạn đều bị mất. Đối với việc giấy khai sinh bản gốc mất; bạn có thể yêu cầu để được cấp lại trích lục khai sinh bản sao. Hiện nay pháp luật không quy định về việc cấp lại bản gốc giấy khai sinh.
Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người. Giấy chứng sinh được sử dụng làm căn cứ để thực hiện thủ tục cấp giấy khai sinh cho trẻ hoặc thực hiện các thủ tục khác chẳng hạn như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.khi chưa kịp thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.