Việc thiếu tiền, vay nợ rồi xù luôn không trả đã gây vô cùng nhiều bức bối cho mọi người từ thủa xa xưa đến thời kỳ văn minh xã hội hóa như hiện nay. Khoản vay càng nhiều thì khả năng bùng nợ lại càng cao. Pháp luật nước ta có những quy định nào đối với các hành vi xù tiền nợ, vay tiền mà không trả? Liệu có hình phạt nặng đến mức xử lý hình sự hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Căn cứ:
- Bộ luật Hình sự 2015
Nội dung tư vấn:
Vay nợ là gì?
Vay nợ là một quan hệ vô cùng phổ biến dựa trên quan hệ tình cảm hoặc các lợi ích kinh tế nhưng cho vay thì dễ mà đòi nợ thì lại rất khó. Đó là tình trạng chung hiện nay. Vậy thì làm thế nào có thể yêu cầu người vay tiền trả lại khoản nợ cho mình và điều này có thể xem xét xử lý hình sự hay không?
Vay nợ không trả bị xử lý như thế nào?
Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định về các hành vi vay nợ và trả nợ. Cụ thể, tại Điều 175 đã quy định thêm về một hành vi liên quan đến việc vay nợ, đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo đó, người nào nhận được tiền, tài sản của người khác thông qua hợp đồng hoặc các hình thức khác mà đến hạn không trả lại mặc dù có khả năng thanh toán khoản nợ nhưng cố tình không trả thì hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 175 về tội danh lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Các hình phạt cho hành vi vay nợ không trả
Các hình phạt đối với tội danh này bao gồm:
- Phạt tiền: từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
- Phạt tù lên đến 20 năm
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
- Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Bộ luật Hình sự 2015 rất bảo vệ các quan hệ giao dịch dân sự vay tiền. Bằng cách đưa ra các chế định, hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm, từ đó giúp cho những người cho vay tiền có thể thu hồi được khoản nợ của mình một cách công bằng nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp người Chủ nợ đã cho người vay nợ biết về các quy định của pháp luật đối với các hành vi “xù nợ”, “bùng tiền” mà con nợ vẫn cố tình trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình thì người chủ nợ có thể chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ, các căn cứ liên quan đến việc vay nợ, trả nợ (như email, tin nhắn,…) và đơn yêu cầu, đề nghị xem xét xử lý hình sự hoặc gửi đơn tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra nơi người vay nợ cư trú.
Sau khi Cơ quan điều tra đã xem xét và thấy có đầy đủ tài liệu căn cứ chứng minh về việc vay nợ, trả nợ thì việc xử lý hình sự đối với các hành vi “bùng nợ” là có căn cứ pháp lý.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Xử lý khi người vay không có khả năng trả nợ
- Ai sẽ phải trả nợ chung sau khi ly hôn
- Chồng vay nặng lãi, vợ có phải trả nợ không
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về các dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Có thể yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn. Đồng thời, có thể trình báo sự việc trên cho cơ quan công an để cơ quan này tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như có phương án xử lí với người giả mạo thông tin theo:
Quy định tại khoản 1 điều 7 thông tư 28/2020 của Bộ công an;
Quy định tại điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Lưu ý: Riêng trường hợp giấy tờ nhân thân bị rơi, mất thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm rơi, mất giấy tờ nhân thân của mình.
Để không vi phạm pháp luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Chủ nợ có thể kiện ra tòa để đòi nợ:
Khi nợ đến hạn mà con nợ không trả, chủ nợ có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án cấp quận huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Chủ nợ phải chuẩn bị các chứng cứ chứng minh việc cho mượn và cam kết trả nợ của người vay.
Trong quá trình khởi kiện, chủ nợ có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tránh con nợ thực hiện một số hành vi lẩn tránh việc trả nợ.