Khi mà tình yêu không còn; cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc thì có lẽ; ly hôn chính là sự giải thoát cho cả hai bên. Một sự chia tay nhẹ nhàng với sự đồng thuận; và tôn trọng lẫn nhau của hai bên sẽ làm mọi chuyện diễn ra nhanh chóng; và không gây ra thêm những tổn thương cho nhau; nhất là những đứa trẻ. Sau đây là một số kinh nghiệm về ly hôn khi có được sự thuận tình; nhất trí của cả vợ và chồng.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
- Luật hôn nhân gia đình 2014
Nội dung tư vấn
Thế nào là thuận tình ly hôn
Ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Từ đó, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên vợ chồng trong hôn nhân. Những cuộc ly hôn xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, để kết thúc một cuộc hôn nhân thì pháp luật quy định có hai hình thức; đó là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn. Đơn phương ly hôn là việc một bên vợ; hoặc chồng muốn ly hôn nhưng bên còn lại không muốn việc ly hôn xảy ra.
Trái với đơn phương ly hôn đó là thuận tình ly hôn, đây trường hợp xảy ra khi cả hai vợ chồng cùng nhất trí và đưa ra yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình hôn nhân.
Có thể thấy rằng; ly hôn thuận tình luôn là phương án tốt nhất khi đã không còn tình cảm với nhau. Khi có sự đồng thuận và nhất trí của hai bên thì việc ly hôn sẽ nhanh chóng; và thuận lợi hơn rất nhiều.
Điều kiện thuận tình ly hôn
Sự tự nguyện của hai bên
Có thể thấy rằng điều kiện tiên quyết nhất của việc thuận tình ly hôn đó là; việc thuận tình ly hôn phải bắt nguồn; và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của hai bên vợ chồng. Tòa án sẽ căn cứ theo tinh thần tự nguyện của các bên để giải quyết việc thuận tình ly hôn. Xin được nhấn mạnh ý chí tự nguyện của hai bên bởi lẽ trên thực tế; có những trường hợp đơn xin thuận tình ly hôn được nộp lên tòa có chữ ký của cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, việc ký vào đơn này lại bắt nguồn từ hành vi cưỡng ép; đánh đập của người chồng để khiến người vợ ký vào đơn thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này thì không được coi là ý chí tự nguyện của hai bên.
Đã thỏa thuận về các vấn đề liên quan
Đã thỏa thuận được về hướng giải quyết các vấn đề tài sản chung; quyền nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con cái
Sự đồng thuận của hai bên vợ chồng không chỉ thông qua việc thống nhất chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Bên cạnh đó; còn phải đáp ứng được điều kiện là không có sự tranh chấp về tài sản chung; và các vấn đề liên quan tới con cái. Bởi lẽ, đã gọi là đồng thuận thì sẽ không có sự tranh chấp về bất cứ vấn đề nào khác; nếu có vấn đề về tranh chấp liên quan tới tài sản chung hoặc con cái mà hai bên nêu ra trong đơn xin đồng thuận ly hôn mà chưa thỏa thuận được thì tòa sẽ không thể giải quyết theo trình tự của việc thuận tình ly hôn mà phải đưa vụ án ra giải quyết ở phiên tòa.
Về mặt tài sản và con cái thì hai bên sẽ tự thỏa thuận. Bởi lẽ theo nguyên tắc tố tụng dân sự, tòa án sẽ chỉ giải quyết những vấn đề mà đương đơn nêu trong đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy vậy, sẽ có những người băn khoăn rằng liệu sau khi tòa ra quyết định thuận tình ly hôn mà hai bên không thể tự thỏa thuận được về tài sản chung và con cái thì sao. Yên tâm rằng, trường hợp nếu không thỏa thuận được về những vấn đề đó, vợ hoặc chồng vẫn có thể khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hoặc khởi kiện vụ án đòi quyền nuôi con.
Thủ tục thuận tình ly hôn
Khi cả hai bên xuất phát từ ý chí tự nguyện và đạt được sự thống nhất trong việc ly hôn. Hai bên sẽ làm đơn xin thuận tình ly hôn để nộp lên Tòa án nhân dân huyện nơi hai người cư trú để được giải quyết. Khi nộp đơn cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết như sau:
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con (nếu có, bản sao có chứng thực)
- Sổ hộ khẩu gia đình (nếu các bên cùng chung hộ khẩu)
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản (nếu yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận về tài sản)
Cách thức nộp đơn
Về cách thức nộp đơn thì bạn có thể nộp đơn qua đường bưu điện hoặc tới trực tiếp nơi tiếp nhận đơn của Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn cư trú.
Nếu đơn hợp lệ với đầy đủ các giấy tờ sẽ được tòa án thụ lý giải quyết. Sau thời hạn là 15 ngày, người nộp đơn sẽ nhận được một thông báo về việc đóng án phí. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì án phí là 300.000 đồng. Sau đó, bạn sẽ cầm thông báo này tới chi cục thi hành án cùng địa phương nơi tòa án thụ lý giải quyết việc ly hôn. Nếu đơn hợp lệ với đầy đủ các giấy tờ và việc đóng án phí được hoàn tất thì sẽ được tòa án thụ lý giải quyết.
Dù là thuận tình ly hôn nhưng khi thụ lý giải quyết vụ án, tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải. Ý nghĩa của buổi hòa giải này nhằm mục đích để xác minh lại một lần nữa mục đích và ý chí tự nguyện thuận tình ly hôn của cả hai bên. Bên cành đó, đây cũng được xem là cơ hội để tòa án phát giác việc cưỡng ép ly hôn của một bên đối với bên còn lại để đạt được mục đích chấm dứt hôn nhân.
Trường hợp không còn muốn ly hôn
Tại buổi hòa giải này nếu hai bên hòa giải thành công và không còn muốn ly hôn nữa thì hai bên có thể rút đơn ngay tại buổi hòa giải. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn của các đương sự
Tòa án ra quyết định công nhận công nhận thuận tình ly hôn sau 07 bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải không thành. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo.
Thông tin liên hệ
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833102102