Nhiều người vẫn còn băn khoăn trong trường hợp muốn nộp đơn ly hôn thì phải nộp đơn ở đâu. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn yêu cầu ly hôn là Tòa án nhân dân các cấp. Tuy nhiên, có sự khác nhau cơ bản phụ thuộc vào ý chí ly hôn giữa các bên: thuận tình và đơn phương.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
1. Quyền ly hôn của công dân
Công dân có quyền kết hôn, ly hôn trong quan hệ hôn nhân theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Mặt khác, theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Vợ/chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể, các tranh chấp ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thuận tình ly hôn là sự tự nguyện ly hôn dựa trên thỏa thuận của các bên về con cái và tài sản theo Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Để có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn thì người yêu cầu cần chuẩn bị Hồ sơ thuận tình ly hôn. Việc ly hôn cũng là một trong số các tranh chấp về quan hệ hôn nhân được Luật Hôn nhân gia đình điều chỉnh. Vì thế, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn thuận tình là Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTDS 2015:
Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình
Đối với các tranh chấp về Hôn nhân gia đình thì Tòa án nhân dân cấp Huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Như vậy, trong trường hợp đôi bên thuận tình ly hôn thì có thể lựa chọn Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc nơi cư trú của chồng để nộp đơn yêu cầu ly hôn.
Để có thể yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn thì người yêu cầu cần chuẩn bị Hồ sơ đơn phương ly hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chỉ có một trong hai người muốn ly hôn còn người kia thì kiên quyết cản trở, không nộp những giấy tờ cần thiết để Tòa án giải quyết ly hôn thì người yêu cầu ly hôn đơn phương có thể cung cấp các giấy tờ nhân thân khác
Tòa án nhân dân cấp huyện là Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì người yêu cầu ly hôn (nguyên đơn) phải gửi đơn yêu cầu ly hôn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị yêu cầu ly hôn (bị đơn) theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật TTDS 2015:
Điều 39.Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên đơn lại không biết bị đơn ở đâu thì có thể cung cấp cho Tòa nơi cư trú cuối cùng của bị đơn mà nguyên đơn được biết. Theo đó, Tòa án cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của bị đơn sẽ là Cơ quan có thẩm quyền thụ lý xử lý giải quyết việc ly hôn trên.
Ngoài ra, đối với trường hợp khi nguyên đơn có yêu cầu ly hôn nhưng bị đơn lại đang ở nước ngoài không rõ địa chỉ thì bạn đọc có thể tham khảo bài viết:
VIDEO THAM KHẢO
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Quy trình, thủ tục ly hôn đơn phương
- Ly hôn khi vợ/chồng cố tình không cung cấp Giấy chứng nhận kết hô
- Nhờ người khác nộp đơn ly hôn có được không
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
- Dịch vụ tư vấn ly hôn
- Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương
- Dịch vụ viết đơn ly hôn thuận tình
- Dịch vụ ly hôn nhanh
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102