Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe phạt ra sao?

bởi PhuongMai

Dòng người đổ xô về thành phố khiến mật độ dân số ở các thành phố ngày càng cao. Kéo theo đó là tình trạng đất chật người đông. Nhiều chung cư cao tầng mọc lên như một cách để giảm thiểu tình trạng trên. Cùng với số lượng người lớn là sự thiếu hụt đất trống một cách nặng nề. Nhiều hàng quán chiếm dụng vỉa hè làm nơi trông giữ xe cho khách. Bên cạnh đó; xuất hiện những người ngang nhiên sử dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe; trong giữ xe có thu tiền. Vậy hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thế nào là đường đôi?

Trước tiên; có 02 loại đường thường được sử dụng trong giao thông đường bộ Việt Nam: đường đơn và đường đôi. Trong đó, đường đơn là đường hai chiều không có giải phân cách giữa; hoặc là đường một chiều có một làn xe cơ giới. Đường đôi là đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên. Đường đôi sẽ có giải phân cách ở giữa.

Giải phân cách giữa đường đôi dùng để làm gì?

Giải phân cách giữa đường đôi được sử dụng như một cách để phân tách giữa các làn xe với nhau. Giải phân cách này thường khá nhỏ. Và khi tham gia giao thông; người tham gia giao thông thường hạn chế đi vào giải phân cách này; bởi những đường gờ nổi rất dễ trật tay lái. Bên cạnh đó; việc đi vào đoạn giải phân cách thường sẽ dễ xảy ra tai nạn hơn; bởi khi muốn vượt xe trước; các xe sau thường có xu hướng đi về phía giải phân cách để tránh lỗi vượt phải. Có trường hợp lấn sang làn đường bên cạnh. Vậy nên nếu đi vào giải phân cách rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Thế nào là hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe

Mặc dù có thể coi giải phân cách giữa của đường đôi gần như là một phần đường bỏ trống để làm nơi ngăn cách. Nhưng chính vì việc giải phân cách này bị bỏ trống đã tạo cơ hội cho nhiều người. Chính vì vậy; nhiều người có hành vi quây phần giải phân cách này lại để tận dụng làm nơi để xe. Tuy nhiên, có thể thấy việc để xe ở đây gần như là một hành vi cản trở giao thông; khiến tai nạn dễ xảy ra hơn. Bên cạnh đó, mục đích của giải phân cách giữa của đường đôi không phải là làm nơi để xe. Vậy nên; việc chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe có thể coi là hành vi trái với pháp luật giao thông đường bộ.

Hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe là hành vi dễ gây ra tai nạn bởi:

Thứ nhất, giải phân cách giữa của đường đôi khá nhỏ; bởi được làm tiết kiệm diện tích tối đa cho diện tích lòng đường rộng ra. Vậy nên, nhiều trường hợp một người đứng cũng không vừa. Trong trường hợp đó, nhiều người sẽ để xe tràn ra lòng đường. Đây có thể được coi là hành vi lấn chiếm lòng đường; làm giảm diện tích lòng đường.

Thứ hai, việc chiếm dụng giải phân cách làm nơi đỗ xe sẽ dẫn đến trường hợp nhiều người qua lại giữa vỉa hè, lề đường và giải phân cách. Việc nhiều người đi lại như vậy vô hình chung sẽ gây cản trở với người tham gia giao thông.

Xử lý hành chính đối với hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe

Theo đó; hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe có thể đối mặt với các mức phạt tiền sau:

  • Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; với hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa đường đôi làm nơi để xe; trông xe; giữ xe.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân; 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 5 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe; chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân; 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi: chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Xử lý hình sự đối với hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe

Ở mức độ cao hơn; hành vi chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe có thể đối mặt với các mức hình phạt sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi sử dụng trái phép lề đường, hè phố; phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ mà vi phạm vào các trường hợp: làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Video Luật sư X giải đáp thắc mắc dùng dải phân cách để đỗ xe có bị phạt không?

Dùng dải phân cách để đỗ xe có bị phạt không?

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Chiếm dụng giải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe phạt ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có được sử dụng vỉa hè, lề phố làm nơi để xe không?

Việc sử dụng vỉa hè, lề phố làm nơi để xe là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Không được sử dụng vỉa hè, lề phố làm nơi để xe bởi vỉa hè, lề phố được tạo ra với mục đích phục vụ người đi bộ. Việc chiếm vỉa hè, lề phố làm nơi để xe khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Nếu có tai nạn xảy ra sẽ khó xác định được lỗi do bên nào.

Việc sử dụng hè phố làm nơi bán hàng có vi phạm pháp luật?

Tương tự như câu trả lời ở trên, việc sử dụng vỉa hè, hè phố làm nơi bán hàng cũng là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm