Cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn bị tội gì?

bởi Luật Sư X

Ngày nay, nguồn thực phẩm ngày một đa dạng, phong phú hơn; từ đó, dẫn đến nguy cơ phải đối mặt với những nguồn thực phẩm “bẩn”, không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hiện trạng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong số đó là hành vi người chế biến, sản xuất thực phẩm cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn. Vậy dưới góc độ pháp lý, hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn bị tội gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn:

1. Cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn bị tội gì?

Hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự hiện hành thì người có hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn xâm phạm đến an toàn công cộng và được mô tả tại Điều 317 là hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Như vậy, cần lưu ý rằng, người có hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” khi người đó biết đó là hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà vẫn sử dụng.

2. Vậy hình phạt đối với “Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm” được quy định như thế nào?

Hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn, có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm” với khung hình phạt như sau:

Tội phạm này có 04 khung hình phạt chính và 02 hình phạt bổ sung:

04 khung hình phạt chính:

Khung hình phạt thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 317 thì hành vi cho hóa cấm bị cấm vào đồ ăn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại “Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm” hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại “Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm” hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ Điểm a đến Điểm đ Khoản 1 của “Tội vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm” hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung hình phạt thứ hai: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 317 thì hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn có thể có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, khung hình phạt này áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Làm chết người;
  • Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt thứ ba: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 317 thì hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 02 người;
  • Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung hình phạt thứ tư: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 317 thì hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn có thể phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
  • Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

Như vậy, hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn có mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.

02 hình phạt bổ sung: Người có hành vi cho hóa chất bị cấm vào đồ ăn còn có thể bị:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, khi phạt tiền không được áp dụng là hình phạt chính.
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hy vọng bài viết có ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm