Ô tô là một phương tiện đắt đỏ, hơn nữa chi phí sửa chữa khi gặp hỏng hóc cũng rất cao. Điều đó có nghĩa là khi cho mượn xe thì chủ xe sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn. Liệu khi xe cho mượn là xe đã mua bảo hiểm rồi thì có được bồi thường không? Cho người khác mượn xe có được bảo hiểm không? Phương tiện giao thông gây tai nạn, người cho mượn xe có phải bồi thường không? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp nhé.
Cơ sở pháp lý
Bảo hiểm vật chất xe ô tô sẽ được chi trả khi nào?
Thông thường; khi tham gia bảo hiểm vật chất xe, bạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả tiền thiệt hại tai nạn cho những trường hợp sau:
- Đâm va, lật đổ, lệch trọng tâm, chìm, rơi toàn bộ xe; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào; hành vi phá hoại của người khác;
- Hỏa hoạn, cháy, nổ;
- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên gây ra;
- Mất toàn bộ xe trộm, cướp;
- Ngoài ra, công ty bảo hiểm cũng sẽ thanh toán cho những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh; Do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, đồng thời, bảo vệ và đưa xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất để giám định tổn thất.
Như vậy để bảo hiểm trả tiền tai nạn cho bạn; Phải đáp ứng được 1 trong những trường hợp trên.
Trường hợp nào sẽ không được bảo hiểm chi trả khi tai nạn?
Trong hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô cũng có các điều khoản loại trừ; Đó là những trường hợp mà các công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi trả tiền tai nạn cho bạn; khi có sự cố xảy ra, bao gồm:
- Hành động cố ý gây hại của chủ xe, người điều khiển xe và những người có quyền lợi liên quan đến sở hữu, khai thác và sử dụng xe.
- Điều khiển xe gây tổn thất khi có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hiện hành; Được kết luận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
- Tổn thất xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Tổn thất xảy ra trong trường hợp: Chiến tranh, khủng bố;
- Vận chuyển hàng trái phép; Hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển, xếp dỡ hàng.
- Không có giấy phép lái xe hợp lệ.
- Xe chở quá số người theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Xe chở quá 20% trọng tải theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định, xe đi vào đường cấm, khu vực cấm (rẽ, quẹo tại nơi bị cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; Vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông) gây ra tai nạn.
Quy định về loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Quy định về bồi thường bảo hiểm?
Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi).
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:
Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Mức bồi thường bảo hiểm:
Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.
Cho người khác mượn xe có được bảo hiểm?
Trong trường hợp bạn cho người khác mượn xe mà người mượn xe đủ tuổi, đủ sức khỏe có giấy phép lái xe theo quy định mượn xe nếu vô tình gây tai nạn, không thuộc các trường hợp loại trừ bảo hiểm cũng sẽ được bảo hiểm chi trả thiệt hại tùy theo tính chất mức độ thiệt hại của vụ tai nạn giao thông.
Mượn xe ô tô của người khác có bảo hiểm xe hết hạn thì người điểu khiển có bị xử phạt?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có; hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.”
Như vậy việc người điều khiển xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thìcó thể bị phạt với mức cao nhất là 600.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b Khoản 30 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), theo đó quy định:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Trong trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì người có thẩm quyền căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng kiến.“
Như vậy, đối với trường hợp cho mượn xe mà bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện hết hạn thì căn cứ quy định nêu trên thì trong trường hợp này chủ xe sẽ bị xử phạt còn người điều khiển trong trường hợp này sẽ ký vào biên bản với tư cách là người chứng kiến. Mức phạt trong trường hợp này là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cho người khác mượn xe có được bảo hiểm?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Quy định ghi nhãn thực phẩm chức năng như thế nào?
- Mẫu đơn khiếu nại hàng xóm hát karaoke làm ồn mới 2022
- Khi nào phải bật xi nhan cho đúng khi tham gia lưu thông?
- Dừng xe có phải bật xi nhan không?
Câu hỏi thường gặp
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
Căn cứ chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản. Bộ Tài chính quy định mức trách nhiệm Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện: Theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định.
Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này như sau:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn.
Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện:
Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường.
Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường.
Phương tiện giao thông cơ giới được pháp luật xác định là nguồn nguy hiểm cao độ, bắt buộc chủ sở hữu phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng quy định. Do vậy, mỗi cá nhân nên lưu ý: khi cho người khác mượn xe, cần biết rõ người mượn là ai, có đủ điều kiện để điều khiển (về tuổi, sức khỏe, GPLX…) hay không, mục đích sử dụng là gì.