Hiện nay, tình trạng thuê mướn bằng dược sĩ để mở nhà thuốc tư nhân đang gia tăng một cách tràn lan, thật sự đến mức đáng báo động. Đây là hành vi mà pháp luật hiện hành đã nghiêm cấm thực hiện. Nhưng cụ thể thì hành vi này đã được pháp luật quy định như thế nào? Mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ:
- Luật dược 2016;
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Nội dung tư vấn:
Căn cứ tại Khoản 9 Điều 6 Luật dược 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế, cụ thể có đưa ra hành vi sau đây:
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược.
Mặt khác, căn cứ tại Khoản 6 Điều 28 Luật dược 2016 có quy định:
Điều 28. Các trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
6. Người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược.
Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cũng có qui định về mức phạt khi các cá nhân vi phạm, cũng như tại Khoản 7 Điều này có quy định thêm về hình phạt bổ sung cho hành vi này như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;
b) Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
c) Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;
d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;
đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;
e) Không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Điểm c và Điểm đ Khoản 5 Điều này;
Tóm lại, theo pháp luật hiện nay, việc cho thuê, cho mượn là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực y tế. Theo đó, khi vi phạm điều cấm trên của luật định, thì người có chứng chỉ hành nghề cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng và sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.00 tùy theo từng trường hợp và mức độ hành vi vi phạm.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102