Chó tiểu bậy thì chủ bị phạt bao nhiêu?

bởi Luật Sư X

Hiện nay, việc nuôi thú nuôi để làm bạn đang là trend. Tuy nhiên, một vài chủ nuôi lại lơ là trong việc thú nuôi của mình đi tiểu bậy không đúng chỗ tại những nơi công cộng, khiến cho nhiều người xung quanh cảm thấy khó chịu. Vậy hành vi chủ thú nuôi cho thú nuôi của mình đi vệ sinh không đúng nơi quy định sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Chủ phải chịu trách nhiệm

Nuôi thú nuôi để làm bạn, giữ nhà hoặc mục đích khác không bị nhà nước cấm nhưng việc quản lý thú nuôi của các chủ nuôi chưa thực sự hiệu quả đã gây bất tiện cho những người xung quanh.

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu phải thực hiện bồi thường thiệt hại khi súc vật (thú nuôi) gây ra:

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Không chỉ việc chó mèo gây tai nạn hay gây hỏng tài sản thì chủ mới phải bồi thường. Việc để chó, mèo phóng uể ra khu vực xung quanh được coi là gây thiệt hại khi làm ảnh hưởng đến người và môi trường. Đặc biệt, chúng ta vẫn thường hay thấy việc các chủ thú nuôi cho thú nuôi của mình đi vệ sinh ở lề đường hoặc công viên hoặc những nơi khác không đúng chỗ. Hành vi này không chỉ gây khó chịu cho người khác mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính.

2. Mức xử phạt đối với chủ vật nuôi:

Hành vi để thú nuôi của mình phóng uế nơi công cộng, không đúng chỗ quy định thì sẽ bị xử phạt tiền. Cụ thể tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

Theo đó, với hành vi này thì chủ thú nuôi sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng và có thể bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình  trạng ô nhiễm môi trường do hành vi thú nuôi mình gây ra, cụ thể là dọn “sản phẩm” do thú nuôi tạo ra.

Vì vậy, các chủ nuôi không nên dắt thú nuôi của mình đến những nơi công cộng phóng uế. Hành vi cho thú nuôi đi vệ sinh nơi cộng cộng không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn là hành vi cư xử thiếu văn hóa. Do đó, hãy là một chủ nuôi có văn minh nhé!

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm