Hiện nay, những hành vi chống đối lại những người đang thi hành công vụ là một việc xảy ra vô cùng phổ biến. Những hành vi đó đều xuất phát từ sự kém hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân. Đa số những hành vi đó sẽ là bỏ chạy khi bị phạt tội vượt đèn đỏ, thậm chí có người còn đánh lại cả công an khi được gọi vào thử nồng độ cồn. Họ không hề biết rằng hậu quả mà họ phải gánh khi gây ra những hành vi chống đối như vậy. Vậy theo quy định chống đối cảnh sát giao thông bị xử lý thế nào? Pháp luật quy định mức phạt khi chống đối cảnh sát giao thông ra sao? Hãy cùng LSX tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giải đáp được thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Chống đối cảnh sát giao thông bị xử lý thế nào?
Chống đối cảnh sát giao thông là một trong những hành vi chống người thi hành công vụ. Trong đó, tại Điều 330 Bộ Luật hình sự quy định về Tội chống người thi hành công vụ như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Theo quy định trên, người chống đối cảnh sát giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống đối người thi hành công vụ với mức phạt lên đến 07 năm tù.
Trong đó, người chống đối cảnh sát giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ khi thực hiện một trong các hành vi:
– Dùng vũ lực chống đối cảnh sát giao thông: hành vi này được thể hiện qua việc dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp đến cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ như đấm, đá, chém,…
– Đe dọa dùng vũ lực với cảnh sát giao thông bằng cách dùng lời nói, cử chỉ đe dọa, uy hiếp khiến cảnh sát giao thông phải chấm dứt việc thi hành công vụ. Trong đó, sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ trở thành hiện thực.
– Các hành vi chống đối khác như: bôi nhọ, vu khống, đe dọa sẽ cung cấp thông tin bất lợi cho người thi hành công vụ,…
Nặng hơn, nếu chống đối cảnh sát giao thông bằng cách cố ý dùng vũ lực và gây thương tích cho bị hại thì người thực hiện vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích.
Mức phạt khi chống đối cảnh sát giao thông ra sao?
Trên thực tế, việc chống đối cảnh sát giao thông được thể hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau và không phải hành vi nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra của cảnh sát giao thông với người tham gia giao thông là vô cùng thường xuyên. Vì vậy, các hành vi chống đối việc thanh tra, kiểm tra của cảnh sát giao thông xảy ra cũng không ít.
Các hành vi chống đối này đa phần chưa tới mức chịu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ như trên mà chỉ dừng lại ở mức phạt hành chính.
Cụ thể, tại Điều 22 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt với các hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.”
Nếu áp dụng quy định trên, một số hành vi chống đối cảnh sát giao thông như: không chấp hành kiểm tra; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cảnh sát giao thông… để chống lại việc thanh tra, kiểm tra có thể bị phạt đến 03 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cảnh sát giao thông để chống lại việc thanh tra, kiểm tra thì có thể bị phạt đến 05 triệu đồng.
Phạt hình sự tội chống đối cảnh sát giao thông
Nếu người vi phạm có những hành vi đe dọa, dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để cản trở, chống lại việc kiểm tra, kiểm soát người thi hành công vụ trong quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Người vi phạm có thể bị xử phạt tù cao nhất lên đến 07 năm theo quy định tại khoản 2, Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu hành vi chống đối tới mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cần kiên quyết xử lý theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Chống người thi hành công vụ, còn nếu hành vi chống đối để lại thương tích hoặc lao xe vào lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ… thì hành bị này cần truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134, tội Giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm lỗi chống người thi hành công vụ mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật. Do đó, người dân cần có sự hiểu biết nhất định về tội chống người thi hành công vụ để nhìn nhận đúng và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại các cơ quan làm việc, trường học, các địa phương cần tích cực, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, về quy định sử dụng rượu, bia, trong hơi thở có nồng độ cồn thì không điều khiển phương tiện giao thông. Cần thực hiện các giải pháp xử phạt và tuyền phổ biến một cách đồng bộ, sâu rộng để mang lại hiệu quả bền vững.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chống đối cán bộ thu hồi đất bị xử phạt ra sao theo quy định?
- Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý ra sao?
- Cự cãi, chống đối quy định hàng không bị phạt thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chống đối cảnh sát giao thông bị xử lý thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng qua bài viết trên độc giả của LSX sẽ biết thêm phần kiến thức về bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bệnh nghề nghiệp nói chung. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Hành vi chống cảnh sát giao thông là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của cảnh sát giao thông. Hoặc có hành vi khác nhằm cản trở cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ được giao; hoặc ép buộc cảnh sát giao thông không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo nghị định 167/2013/NĐ-CP. Nếu bạn không chấp hành yêu cầu thanh tra; kiểm tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu trả lời là có. Theo Bộ luật hình sự 2015, nếu bạn phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác. Thì bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.