Chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật

bởi
Chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật

Thông thường, khi nhắc đến chủ sở hữu đối với quyền tác giả thì ta thường nghĩ đến người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Nhưng thực tế thì không chỉ tác giả, mà có thể là cá nhân; tổ chức khác là chủ sở hữu quyền. Vậy chủ sở hữu quyền tác giả là gì? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Chủ sở hữu quyền tác giả là gì?

Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức năm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó.

Xem thêm: Quyền tác giả là gì?

2. Quy định pháp luật về chủ thể 

2.1. Là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân và các quyền tài sản theo quy định của pháp luật.

2.2. Là các đồng tác giả

  • Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền về tài sản và về nhân thân.
  • Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo quy định trên; nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và nhân thân đối vớ phần riêng biệt.

2.3. Là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

  • Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định về quyền tài sản và công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.4. Là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm.

2.5. Là người được chuyển giao quyền

Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền nhân thân của Luật này theo thoả thuận trong hợp đồng.

2.6. Là Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu đối với các tác phẩm sau:

  • Tác phẩm khuyết danh.
  • Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
  • Tác phẩm được chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

2.7. Thuộc về công chúng

  • Nếu tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định.
  • Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.

3. Các quyền được bảo hộ của chủ sở hữu quyền tác giả

3.1. Quyền tài sản

Chủ sở hữu được nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh.
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
  • Sao chép tác phẩm.
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chứng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

3.2. Chuyển nhượng quyền tác giả

Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản, các quyền theo khoản 3 Điều 29; Điều 30 và Điều 31 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập  thì các chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng các quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

2.3. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 có ghi:

“Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này”.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền liên quan cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Trên đây là nội dung tư vấn của LSX về trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Hy vọng giúp bạn có thể tham khảo và hiểu thêm vấn đề. Để biết thêm thông tin chi tiết, liên hệ LSX qua hotline: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Chủ sở hữu quyền tác giả với tác giả có là một không?” answer-0=”Thực tế, có trường hợp chủ sở hữu và tác giả là một người. Nhưng cũng có những trường hợp đây là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Chủ sở hữu quyền tác giả có được thay đổi tác phẩm không?” answer-1=”Chủ sở hữu được phép thay đổi tác phẩm đối với tác phẩm điện ảnh.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Đơn đăng ký quyền tác giả?” answer-2=”- Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin theo mẫu quy định. – Người được ủy quyền phải thuộc tổ chức có đăng ký kinh doanh về chức năng đại diện đăng ký. – Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Giấy chứng nhận; – Các thông tin khai trong Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải thống nhất, phù hợp với nhau; – Tờ khai và hồ sơ kèm theo phải được trình bày rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy hoặc viết bằng mực khó phai, không tẩy xoá, không sửa chữa; ” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm